Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Tỉnh An Giang đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 69 - 73)

7. Bố cục đề tài

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Tỉnh An Giang đến năm

năm 2020

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của An Giang

- Xây dựng An Giang thành địa bàn kinh tế mở, đầu mối giao thương của các tỉnh khu vực và các nước ASEAN. Tăng cường, chủ động hội nhập và tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài

nguyên và mơi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở

hạ tầng đủ sức ứng phó với thiên tai, bảo đảm phát triển bền vững.

- Kết hợp tốt giữa cơng nghiệp hóa nơng nghiệp – hiện đại hóa nơng thơn. - Tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hố xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng,

đặc biệt là an ninh biên giới.

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư An Giang, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch và định

hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh An Giang đến năm 2020.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao

động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ

khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các

chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm và tích cực

thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- GDP/người tăng nhanh (tốc độ tăng trưởng 12,5% -3.500USD/người),

nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân cũng như đảm bảo cho tổng cầu lớn hơn.

- Cơ cấu kinh tế hiện đại, được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng

du lịch và hoạt động xuất nhập khẩu, riêng khu vực công nghiệp (17,56%) có sự chuyển đổi về cơ cấu nội ngành, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

- Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động sẽ chiếm đa số. - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác đều đạt mức cao hơn so toàn vùng và ở mức khá so cả nước như thu ngân sách bình quân đầu người, độ mở của nền kinh tế

hoặc xuất khẩu bình quân đầu người...

- Kết cấu hạ tầng đáp ứng đầy đủ cho phát triển kinh tế, đời sống xã hội và quốc phòng - an ninh.

- Các tiêu chí khác về mức sống và văn hoá - xã hội được cải thiện và nâng cao.

- Nền kinh tế được mở cửa mạnh hơn: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng

nhanh (đạt 1,8 – 2 tỷ USD).

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực tiếp nhận đầu

tư và công nghệ kỹ thuật để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố: cố gắng đạt

tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%.

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư An Giang, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch và định

hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh An Giang đến năm 2020.

3.1.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư

Để đảm bảo được mức tăng trưởng kinh tế bình quân và các mức độ phát

triển ở các lĩnh vực như kế hoạch đã đề ra, thì nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh

giai đoạn 2011-2020 khoảng 435.000 tỷ đồng (17,7 tỷ USD).

3.1.4. Quan điểm thu hút đầu tư của Tỉnh

Thu hút đầu tư là một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Vì thế Tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách hành chính; đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực; triển khai các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo quy định;…để cải thiện môi trường đầu tư, nâng

Chú trọng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế của Tỉnh như: dịch vụ du lịch; kinh tế biên giới; công nghệ sinh học trong nông nghiệp, trong chế biến nông thủy sản; dự án giải quyết nhiều lao động là người dân tộc;…

3.1.5. Định huớng phát triển các ngành kinh tế

Từ những mục tiêu và quan điểm đầu tư nêu trên Tỉnh đề ra định hướng phát triển cụ thể ở các ngành nghề, lĩnh vực như sau:

 Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

Xác định sản phẩm gạo, cá tra, cá ba sa là sản phẩm chiến luợc của tỉnh. Vẫn đảm bảo diện tích trồng lúa nuớc theo quy hoạch phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển theo huớng sản xuất hàng hoá. Nâng cao năng suất cây trồng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, phát triển ngành thủy sản

thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Tiến hành xây dựng Viện công nghệ sinh học cao nghiên cứu giống cây trồng, vật ni của tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long

để đáp ứng nhu cầu sản xuất trồng trọt. Mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu đảm

bảo nước cho sản xuất nông nghiệp.

 Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp

Tiếp tục mở rộng các KCN Bình Hịa (diện tích 281,7 ha), KCN Bình Long (diện tích 180,6 ha), và xây dựng hồn chỉnh các KCN Vàm Cống (diện tích 500 ha), KCN Hội An (diện tích 100 ha) và một số CCN - tiểu thủ công nghiệp cấp huyện khác để thu hút và kêu gọi đầu tư với ngành nghề ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Phát triển ngành công nghiệp may, da giày, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin phục vụ cho thị truờng nội địa và xuất khẩu; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và nâng cấp các mặt hàng đặc sản truyền thống của An Giang. Nâng cao giá trị thương mại của lâm sản, nhất là các sản phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

 Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Thương mại – dịch vụ: phát triển khu vực thành phố Long Xuyên và thị xã

Châu - Vĩnh Xương và trục Tịnh Biên - Tri Tôn - Núi Sập thành những "đầu tàu" kinh tế của Tỉnh để lôi kéo các vùng khác phát triển; hoàn chỉnh quy hoạch và cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu (2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương và 2 cửa khẩu quốc gia: Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông) để kêu gọi đầu tư và phát triển các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

Du lịch: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nuớc và quốc tế; phát triển các khu du lịch trọng điểm và hình thành các tuyến du lịch liên hoàn: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Dài, khu lưu niệm Bác Tơn - khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh, Long Xuyên - Chợ Mới - Châu Thành - Thoại

Sơn, Châu Đốc - Châu Phú - An Phú, Phú Tân - Tân Châu và Tri Tôn - Tịnh Biên,

liên kết du lịch các tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long, Campuchia, Lào, Thái Lan…

 Các lĩnh vực xã hội

Giáo dục và đào tạo: từng buớc hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp

ứng các mục tiêu phát triển giáo dục (hoàn thành xây dựng cơ bản trường Cao đẳng

nghề An Giang vào năm 2013-2014, tiến hành xây dựng trường Trung cấp Y tế tại huyện Châu Đốc và trường học nội trú cho đồng bào dân tộc thiểu số). Phấn đấu 80% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 90% giáo viên trung học có trình độ đại học và 20% giáo viên trung học phổ thơng có trình độ sau đại học.

Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: thực hiện tốt các chương trình y tế quốc

gia, quan tâm chăm lo sức khỏe cho người dân. Xây dựng thêm các bệnh viện, các trung tâm y tế và trạm xá đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong Tỉnh.

 Phát triển kết cấu hạ tầng

Xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống cầu; phà; cảng; sân bay; đường sắt và các trục giao thông đường bộ chính tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa giữa các Huyện thị trong Tỉnh, ngồi Tỉnh và Quốc tế: Quốc lộ 91; tuyến đường Nam Vịnh Tre, Nam Cây Dương, Chi Lăng – Núi Voi – Tân Lập – Châu Phú – Châu

Thành – Thoại Sơn - quốc lộ 80, hương lộ 1, Long Điền A – B, đuờng Đông sông Hậu; tuyến đuờng cao tốc Long Xuyên - Châu Đốc - Khánh Bình, Tân Châu – Châu

Đốc; cầu Vàm cống, cầu An Hòa, cầu Châu Đốc; đường tỉnh 948 – 943 – Bạc Liêu; Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc đến Khánh Bình; tuyến đường sắt Cần Thơ – An

Giang – Biên giới Việt Nam – Campuchia; sân bay Châu Đốc và An Giang; Cảng biển Mỹ Thới, Cảng sơng Bình Long, Tân Châu, Vĩnh Tế, Chợ Mới, Phú Tân.

Xây dựng các trạm biến áp ở các khu vực Long Xuyên, Chợ Mới, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành và đuờng dây truyền tải điện Rạch Giá - Tri Tôn -

Châu Đốc để gia tăng công suất điện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.

Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy nuớc ở các thị trấn, thị xã và thành phố: nhà máy nuớc mặt Sông Hậu I, II, III bảo đảm phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, dịch vụ và KCN trong Tỉnh, khu vực vùng Bán đảo Cà Mau, hành lang biển Tây (Kiên giang, An Giang).

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư An Giang, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch và định

hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh An Giang đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)