Đánh giá những điểm mạnh – yếu – thời cơ – thách thức của An Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 73 - 76)

7. Bố cục đề tài

3.2. Đánh giá những điểm mạnh – yếu – thời cơ – thách thức của An Giang

trong giai đoạn 2011 – 2020.

Trên cở sở đánh giá thực trạng đầu tư và phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2010, cùng với

những chủ trương chính sách thu hút đầu tư của Tỉnh trong giai đoạn năm 2011 - 2020 thông qua nghiên cứu cho thấy việc thu hút đầu tư là cả một quá trình. Do vậy, trong phần dưới đây tác giả sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư Tỉnh An Giang từ năm 2011 đến năm 2020.

Ma trận SWOT

Điểm mạnh (S)

- Lợi thế về mặt địa lý (nằm giữa 3 khu vực kinh tế trọng điểm TP.HCM-Cần Thơ- Campuchia) và điều kiện tự nhiên để sản xuất nông nghiệp và thủy sản nuôi trồng.

- Năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang

tiếp tục nằm trong nhóm “Tốt” của Việt Nam (vị trí 20/63), minh chứng cho sự nỗ lực của tỉnh trong những năm qua (2005 - 2010)

- Là một trong bốn Tỉnh kinh tế trọng

điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long

được Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong các dự

án phát triển kinh tế.

- Có nhiều tiềm lực phát triển về kinh tế,

đặc biệt về lĩnh vực thương mại mậu biên,

hoạt động đầu tư, và du lịch.

- Ban quản lý các KCN, khu kinh tế cửa khẩu có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần

trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ. - Quản lý theo mơ hình “ một cửa tại chổ” có sự uỷ quyền của các bộ và địa phương.

- Nằm trong vùng nguyên liệu, lao động. - Hạ tầng các KCN và khu kinh tế cửa khẩu đang được Tỉnh quan tâm sớm hoàn chỉnh.

- Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Tỉnh ổn định.

Điểm yếu (W)

- Đội ngũ lao động dồi dào nhưng yếu về tay nghề

- FDI của An Giang gần như khơng có; nền kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp và hộ gia đình (bao gồm cả cá thể) có quy mô vốn, công nghệ nhỏ lẻ và trình độ

quản lý kém tạo ra sự bấp bênh trong phát triển.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông và hệ thống xử lý rác thải. Mặc dù xếp hạng tổng thể về năng lực cạnh tranh của An Giang đứng thứ 20/63, nhưng xếp hạng về chỉ số chất lượng cơ sở hạ tầng chỉ đứng thứ 37/63.

- GDP/người còn thấp so với các vùng

KTTĐ khác và An Giang cũng là một địa phương phải nhận sự hỗ trợ thêm từ Ngân

sách TW.

- Tỉnh có quan tâm và thực hiện kêu gọi

đầu tư nhưng công tác xúc tiến thực hiện vẫn chưa tốt.

- Cơ chế quản lý một cửa còn nhiều bất

cập chưa phối hợp tốt giữa các ban ngành. - Tệ quan liêu, tham nhũng.

- Hệ thống mạng lưới điện, bưu chính viễn thơng, ngân hàng cịn yếu chưa đáp ứng

được nhu cầu sử dụng.

- Chính sách thuế ưu đãi đặc thù không

- Pháp lý Khu KTCK chưa có cơ chế chung.

- Hệ thống DN nhỏ và chưa thật sự gắn kết hợp tác thúc đẩy lẫn nhau.

Cơ hội (O)

- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO từ đầu năm 2007 tạo điều kiện quan hệ liên quan đến biên giới như thương mại, đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được phát triển mạnh hơn với Campuchia – cũng là một thành viên của WTO.

- Nằm trong vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, An Giang sẽ được nhận nhiều hơn sự ưu đãi về chính sách, về vốn cho sự phát triển từ phía chính phủ và nhà nước, đặc biệt là sự đầu

tư tăng cường cho kết cấu hạ tầng.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo

định hướng phát triển của Tỉnh.

- Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, học hỏi kinh nghiệp về quản lý và sản xuất.

Thử thách (T)

- Thách thức lớn nhất của An Giang là bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên đất

trước mối đe dọa về nguồn nước sông Mê-

kông chảy về Việt Nam ngày bị cạn kiệt. - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực sông Mê-kông ngày càng lớn và tác

động tiêu cực đến sự phát triển của các nước

vùng hạ lưu, trong đó có vùng ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng.

- Nguy cơ của hàng nhập lậu, gian lận

thương mại và những vấn đề xã hội phức tạp ở khu vực giáp ranh biên giới giữa Việt Nam

và Campuchia.

- Khả năng chưa sẵn sàng để An Giang tiếp nhận vốn lớn và công nghệ tương đối hiện hàng do trình độ nhân lực cịn nhiều hạn chế, chưa tương xứng là một địa phương thuộc vùng KTTĐ.

- Khả năng chưa sẵn sàng cho một “cuộc chơi lớn, sân chơi lớn”.

- Những thách thức về con người, thể chế

(đặc biệt là thủ tục hành chính và cách hành

xử theo chuẩn quốc tế) và kết cấu hạ tầng. - Năng lực cạnh tranh đang bị tụt hạng về

điểm số.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)