Hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi

Một phần của tài liệu HÀNH VI gởi TIỀN TIẾT KIỆM của NÔNG dân xã VĨNH TRẠCH vào NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 31 - 50)

Việc tìm hiểu về người phụ trách chi tiêu trong gia đình giúp chúng ta biết được biến giới tính có ảnh hưởng nhiều đến hành vi sử dụng tiền tiết kiệm của người nông dân không.

Biểu đồ 5.1.5: Người phụ trách chi tiêu thường ngày trong gia đình

Kết quả cho thấy, người vợ phụ trách chi tiêu hàng ngày chiếm phần lớn (74%) do truyền thống của nước ta và người phụ nữ thường có những tính cách phù hợp cho việc giữ tiền.

Biểu đồ 5.1.6: Lựa chọn hình thức tiết kiệm tiền nhàn rỗi của nông dân

Hai hình thức tiết kiệm tiền nhàn rỗi được nông dân lựa chọn nhiều nhất là: mua vàng (52.5%), chơi hụi (45%) do vừa có thể sinh lời, vừa dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để phục vụ chi tiêu hàng ngày. Tiếp đến là hình thức cất giữ tiền tại nhà (42.5%), dù không sinh thêm lợi nhuận, nhưng với hình thức này, người nông dân có thể chủ động trong mọi tình huống phát sinh chi tiêu.

Hình thức gởi tiền tiết kiệm chỉ chiếm 7.5% lựa chọn, cho thấy người nông dân chưa có thói quen gởi tiền vào ngân hàng. Điều này có thể do nông dân còn ngại về vấn đề đi lại, thủ tục khi gởi tiền, rút tiền. Bên cạnh đó, gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng tuy ít rủi ro, nhưng lợi nhuận kém hấp dẫn hơn so với hình thức chơi hụi, và khi cần tiền mặt ngay cũng không nhanh chóng bằng hình thức giữ tiền tại nhà.

Kết quả nghiên cứu chưa thấy xuất hiện hình thức tiết kiệm khác (0%).

Biểu đồ 5.1.6: Thái độ đối với những hình thức tiết kiệm khi có tiền nhàn rồi

Kết quả cho thấy, phần đông nông dân (50%) có thái độ bình thường đối với hình thức tiết kiệm hiện tại của họ. Một số không ít khác lại cảm thấy không hài lòng (12.5%). Đây là cơ hội tốt cho NH NN&PTNT VN xây dựng những chính sách huy động vốn thỏa mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng nói chung, người nông dân nói riêng, để thu hút được nguồn vốn huy động từ các đối tượng này.

Một số lớn (37,5%) nông dân cảm thấy hài lòng với hình thức tiết kiệm hiện tại của họ do những ưu điểm của hình thức đó mang lại. Tuy nhiên, phần đông người cảm thấy hài lòng chính là những người đã lựa chọn tiết kiệm tiền nhàn rỗi bằng hình thức mua vàng. Họ hài lòng vì giá vàng năm 2009 có tỷ suất sinh lời cao do bất ổn của nền kinh tế, lo sợ về hiện tượng lạm phát, nên đầu tư vàng thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Điều đó khiến cho nhu cầu cất trữ vàng tăng cao, cầu tăng là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng nhiều lần tăng cao kỷ lục. Nhưng điều này có thể thay đổi vào năm 2010 do kinh tế đang dần hồi phục, vàng sẽ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn như trước.

5.2. Thực trạng gởi tiền tiết kiệm của nông dân vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.

Để tìm hiểu về thực trạng người nông dân gởi tiền tiết kiệm vào NH NN&PTNT VN, cần phải biết được mức độ nhận biết của người nông dân đối với NH này.

5.2.1. Nhận biết của nông dân về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

Nhận biết của nông dân về NH NN&PTNT VN được thể hiện qua việc người nông dân đã từng nghe nói về NH NN&PTNT VN hay chưa.

Biểu đồ 5.2.1.: Nhận biết đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

Tất cả người nông dân trả lời bản câu hỏi phỏng vấn đều trả lời đã được biết về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Đều này cho thấy, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã xây dựng thương hiệu rất tốt không chỉ ở thành thị mà ở cả khu vực nông thôn. Đây là một thành công lớn của Ngân hàng NN&PTNT trong việc tạo dựng thương hiệu của mình. Do đó, NH NN&PTNT VN cần tiếp tục giữ vững và phát huy thành tích này.

Biểu đồ 5.2.2. Nguồn cung cấp thông tin về NH NN&PTNT VN của nông dân

Người nông dân được cung cấp thông tin về NH NN&PTNT VN chủ yếu qua nguồn thông tin cá nhân. Họ được nge về NH NN&PTNT VN từ gia đình nhiều nhất (85%). Do phần lớn thời gian sau khi sản suất nông nghiệp, nông dân thường có thói quen ở trong nhà, ít tham gia vào các hoạt động xã hội. Bạn bè là những người nông dân khác cũng là nguồn cung cấp thông tin nhiều thứ hai (42.5%). Với kết quả này, NH NN&PTNT VN có thể có những chính sách quảng cáo phù hợp với nguồn tiếp nhận thông tin của người nông dân, để tăng cao hiệu quả quảng cáo.

Cũng do thói quen sinh hoạt, người nông dân dành nhiều thời gian cho việc giải trí, cập nhật tin tức qua phương tiện truyền thông ti vi (25%), hơn là đọc báo (0%) và phương tiện khác(0%). NH NN&PTNT VN cũng có thể dựa trên kết quả này mà xây dựng kênh quảng cáo phù hợp, hiệu quả với đối tượng nông dân.

5.2.2. Thực trạng nông dân giao dịch với NH NN&PTNT VN

Biểu đồ 5.2.3: Nông dân giao dịch với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

Kết quả cho thấy có 40% nông dân tham gia phỏng vấn đã từng có một hoặc nhiều giao dịch với NH NN&PTNT VN. Tuy thấp hơn 50%, nhưng đây là một tỷ lệ khá cao, do trong địa bàn tỉnh An Giang có rất nhiều NH và TCTD khác, nên sự cạnh tranh rất cao. Điều này cho thấy sự thành công của NH NN&PTNT VN. Bên cạnh đó, 60% người nông dân chưa có giao dịch với NH NN&PTNT VN, họ có thể đã có giao dịch với NH, TCTD khác hoặc chưa từng giao dịch với NH nào. Nên đây sẽ là đối tượng tiềm năng giúp tăng nguồn huy động vốn nếu NH NN&PTNT VN nâng cao hơn nữa vị thế cạnh tranh của mình so với các NH, TCTD khác.

Trong 40% người nông đã từng giao dịch với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, các loại giao dịch mà họ đã thực hiện là: vay vốn lớn nhất chiếm 87.5% do người nông dân cần vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Gởi tiết kiệm 6% và giao dịch khác(nhận tiền từ người thân ở xa gởi về) chiếm 6%, không có nông dân từng chuyển khoản. Tuy gởi tiết kiệm chiếm tỷ lệ thấp (6%), nhưng đây cũng là tính hiệu đáng mừng cho NH NN&PTNT VN.

Thái độ của người nông dân trong những lần giao dịch với NH NN&PTNT VN sẽ giúp cho Ngân hàng NN&PTNT VN biết được điểm mạnh, điểm cần khắc phục để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Biểu đồ 5.2.4: Thái độ đối với những lần giao dịch đó

Kết quả cho thấy, vẫn còn 12.5% người nông dân chưa hài lòng khi thực hiện giao dịch với NH NN&PTNT VN ở: lãi suất, thủ tục giao dịch, thái độ của nhân viên tín dụng, cơ sở vật chất… NH NN&PTNT VN cần quan tâm hơn đến việc khắc phục, cải thiện những điều khiến khách hàng chưa hài lòng.

Trong khi đó, thái độ bình thường chiếm 87.5%, không ai rất hài lòng, hài lòng, rất không hài lòng với những lần giao dịch tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Do đó, để giữ chân khách hàng thân thiết và thu hút được khách hàng mới, đặc biệt là đối tượng nông dân, NH NN&PTNT VN cần có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

Biểu đồ 5.2.5. Những điều chưa hài lòng khi giao dịch với NH NN&PTNT VN

Thủ tục giao dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (75%) trong những điều khiến người nông dân chưa hài lòng trong những lần giao dịch với NH. Nên NH NN&PTNT VN cần xem xét lại các quy trình thủ tục gởi tiền, rút tiền, giúp người nông dân giao dịch nhanh chóng, thuận tiện hơn. Ngoài ra, lãi suất là vấn đề lớn thứ hai khiến nông dân chưa hài lòng (43.75%). Do 87.5% người nông dân thực hiện giao dịch vay vốn với NH NN&PTNT VN (theo biểu đồ 5.2.3), nên người nông dân không hài lòng ở mức lãi suất cho vay hiện nay của NH NN&PTNT VN.

5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm vào NH của nông dân.Biểu đồ 5.3.1. Lựa chọn gởi tiền khi NH NN&PTNT VN có lãi suất huy động Biểu đồ 5.3.1. Lựa chọn gởi tiền khi NH NN&PTNT VN có lãi suất huy động

thấp hơn NHTM khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi NH NN&PTNT Việt Nam có mức lãi suất huy động thấp hơn các NHTM và TCTD khác, phần đông người nông dân (82.5%) sẽ không gởi tiền vào NH NN&PTNT VN. Điều này cho thấy lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gởi tiền của người nông dân. NH NN&PTNT Việt Nam nên xây dựng khung lãi suất cao và mang tính cạnh tranh so với các NHTM và các TCTD khác nếu muốn thu hút được nguồn vốn.

Bên cạnh đó, vẫn có 12.5% người được hỏi trả lời vẫn gởi vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam dù Ngân hàng này có mức lãi suất thấp hơn so với NHTM khác, với lý do tin tưởng vào uy tín của NH NN&PTNT VN. Tuy chiếm tỷ lệ không cao, nhưng đây cũng là tín hiệu tốt và giúp NH NN&PTNT VN tiếp tục đầu tư vào thương hiệu, giữ vững và nâng cao uy tín với người nông dân nói riêng, khách hàng nói chung.

Biểu đồ 5.3.2. Lựa chọn làm lại hồ sơ gởi tiền của nông dân khi Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tăng lãi suất huy động.

Biểu đồ 5.3.3. Lựa chọn làm lại hồ sơ gởi tiền của nông dân khi NHTM và tổ chức tín dụng khác tăng lãi suất huy động.

Biểu đồ 5.3.2 và biểu đồ 5.3.3 cho thấy sự thay đổi lựa chọn làm lại thủ tục gởi tiền của người nông dân khi Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tăng lãi suất huy động và khi NHTM và tổ chức tín dụng khác tăng lãi suất huy động, 95% người nông dân được giả sử đang có tiền gởi ở Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam vì lợi ích kinh đều làm lại hồ sơ gởi tiền mới hoặc thay đổi sang NHTM và tổ chức tín dụng có lãi suất cao hơn. Đều này cho thấy, giữa lãi suất và hồ sơ thu tục, đối với phần đông nông dân(95%), lãi suất vẫn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi gởi tiền của nông dân.

Thủ tục giao dịch cũng là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm, được thể hiện ở 5% người nông dân được hỏi trả lời không vì ngần ngại làm lại thủ tục gởi tiền.

Ngoài lãi suất, thủ tục giao dịch, các chương trình khuyến mãi cũng là một yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm của người nông dân vào NH NN&PTNT VN. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy mức độ yêu thích của người nông dân với các hình thức khuyến mãi hiện nay của NH.

Biểu đồ 5.3.4. Mức độ yêu thích của nông dân với các hình thức khuyến mãi

Người nông dân thích nhất được tặng quà ngay khi gởi tiền vào NH (32%), tiếp đến là được cộng thêm % lãi suất thưởng (25%). Bốc thăm trúng thưởng cũng là hình thức khuyến mãi thường được các NH sử dụng được nông dân yêu thích thứ 3 (20%). Các hình thức trên được yêu thích nhiều là do người nông dân nhanh chóng được hưởng khuyến mãi ngay và có lợi ích thực tế lớn (như cộng thêm % lãi suất thưởng).

Nông dân chưa yêu thích lắm hình thức được tặng quà vào ngày sinh nhật (16%) do phải chờ đợi lâu mới nhận được quà khuyến mãi. Hình thức ít được yêu thích nhất (8%) là làm thẻ ATM (rút tiền tự động) miễn phí, tuy nông dân được hưởng lợi lâu dài và tiếp cận phương thức tiết kiệm mới. Nhưng do người nông dân chưa có thói quen sử dụng máy ATM cũng như chất lượng hiện nay của hệ thống máy rút tiền tự động vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện: số lượng, vị trí,…và lãi suất tiền gởi vào thẻ ATM còn khá thấp. Những hạn chế trên đã khiến hình thức khuyến mãi này kém hấp dẫn với người nông dân.

Giới thiệu

Mục đích chính của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân xã Vĩnh Trạch vào Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, bên cạnh đó là tìm hiểu về thực trạng sử dụng tiền nhàn rỗi cua nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân. Chương 6 sẽ đưa ra những kết luận dựa trên những kết quả phân tích số liệu ở chương 5.

6.1. Kết luận:

Nhìn chung, nông dân tham gia trả lời bản câu hỏi phỏng vấn đều chọn các hình thức tiết kiệm đơn giản cất trữ tiền nhàn rỗi tại nhà; chơi hụi; mua vàng(có tỷ lệ cao nhất) hơn là gởi tiền tiết kiệm vào NH.

Tuy NH NN&PTNT VN đã xây dựng được uy tín thương hiệu lớn đối với nông dân, nhưng người nông dân khi có giao dịch với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam phần lớn đều là giao dịch vay vốn. Điều này có thể giải thích qua các kết quả tìm hiểu về thu nhập và chi tiêu của người nông dân xã Vĩnh Trạch ở chương 5: phần chi tiêu khá lớn, trong khi nông dân chỉ có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, nên lượng tiền nhàn rỗi sẽ được chi dần trong khoản thời gian giữa các vụ thu hoạch. Đây cũng là nguyên nhân của việc nông dân thích các hình thức giữ tiền tại nhà tiện lợi cho chi tiêu, hay mua vàng để dễ dàng bán, chơi hụi hơn là gởi tiền tiết kiệm vào NH.

Trong số ít những người chọn hình thức gởi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng, có tỷ lệ rất ít chọn gởi vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam do mức lãi suất huy động của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam còn thấp, chưa hấp dẫn được người nông dân so với các NH hay TCTD khác. Ngoài ra, thủ tục giao dịch và lãi suất cho vay của NH NN&PTNT VN cũng khiến nông dân chưa hài lòng . Trong khi lãi suất và thủ tục giao dịch là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi gởi tiền vào một NH hay TCTD của người nông dân.

6.2. Hạn chế của nghiên cứu:

Do thời gian, kinh phí và giới hạn năng lực của bản thân tác giả, nên không thể tiến hạnh nghiên cứu rộng và sâu hơn về hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân và Ngân hàng. Nếu nghiên cứu có được số mẫu rộng hơn, sẽ mang lại kết quả chính xác, toàn diện hơn.

Sau nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu sâu và rộng hơn, không chỉ dừng lại ở tìm hiểu về hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân, mà còn tìm được cách tác động hiệu quả đến hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân. Từ đó, NH NN&PTNT VN sẽ hiểu thêm và có chính sách phù hợp để tăng thu từ những người nông dân – đối tượng tiềm năng cho nguồn huy động vốn.

PHỤ LỤC

DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI

Xin chào Chú/Bác!

Cháu tên Nguyễn Bảo Châu, sinh viên năm 3 lớp DH8 NH, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang.

Hiện nay, cháu đang thực hiện chuyên đề năm 3 với đề tài: “ Hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân xã Vĩnh Trạch vào Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Thông tin từ các Chú/Bác rất quan trọng với cháu, Chú/Bác có thể dành ít thời gian trả lời một số câu hỏi sau:

1. Trong năm 2009 vừa qua, Chú/Bác canh tác mấy vụ lúa, hoa màu? 2. Giá lúa (hoa màu) vụ gần đây nhất mà Chú/Bác bán là bao nhiêu?

3. Sau khi trừ chi phí, tiền lời trên mỗi ha Chú/Bác thu về được trong vụ gần đây nhất là bao nhiêu?

4. Chi tiêu trung bình mỗi ngày của gia đình Chú/Bác là bao nhiêu? 5. Ai là người phụ trách chi tiêu thường ngày trong gia đình Chú/Bác?

6. Khi có tiền nhàn rỗi, Chú/Bác thường làm gì với số tiền đó?(Có thể nhiều hơn một đáp án)

7. Tại sao Chú/Bác lựa chọn (những) hình thức tiết kiệm đó? Điểm nào ở hình thức đó khiến Chú/Bác hài lòng? Điểm nào chưa hài lòng?

8. Chú/Bác đã từng nghe nói về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chưa? Nếu có, Chú/Bác nghe từ ai hay qua phương tiện nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Chú/Bác đã từng thực hiện giao dịch nào với Ngân hàng NN&PTNT chưa? Đó là những giao dịch gì? Cách đây bao lâu?

Một phần của tài liệu HÀNH VI gởi TIỀN TIẾT KIỆM của NÔNG dân xã VĨNH TRẠCH vào NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 31 - 50)