Lãi suất huy động tiết kiệm bằng vàng

Một phần của tài liệu HÀNH VI gởi TIỀN TIẾT KIỆM của NÔNG dân xã VĨNH TRẠCH vào NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 26 - 50)

KỲ HẠN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG

BẰNG VÀNG 3 A (% năm)

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG BẰNG VÀNG SJC (% năm) 3 tháng 1.60 1.60 6 tháng 1.70 1.70 9 tháng 1.70 1.70 12 tháng 1.80 1.80 18 tháng 1.80 1.80 24 tháng 1.85 1.85 36 tháng 1.90 1.90

Nguồn: http://www.agribank.com (đọc ngày 15.03.2010).

4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 của Ngân hàng NN&PTNT An Giang chi nhánh Thành phố Long Xuyên:

Bảng báo cáo một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn và tình hình tài chính của hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 tại Ngân hàng NN&PTNT An Giang chi nhánh Thành phố LX. (Đơn vị tính: Triệu đồng)

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009

A NGUỒN VỐN 218,858 246,146

I Nguồn vốn huy động tại địa phương 218,858 246,146

a Tiền gởi dân cư 201,530 231,005

b Tiền gởi từ 12 tháng trở lên 58,223 62,902

c Nhận tiền gởi, tiền vay TCTD khác 3,734 2,473

II Nguồn vốn ngoại tệ 13,587 12,668

a Tiền gởi dân cư 13,587 12,668

b Tiền gởi từ 12 tháng trở lên 5,824 1,344

c Nhận tiền gởi, tiền vay TCTD khác - -

III Các loại nguồn vốn khác - -

B KẾT QUẢ TÀI CHÍNH

1 Tổng thu 52,074 55,258

- Thu lãi chi vay 43,703 34,562

- Thu dịch vụ 196 365

2 Tổng chi 43,112 44,541

Trong đó chi trả lãi 34,819 29,662

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên.

Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Chương 4 đã giới thiêu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp& phát triển Nông thôn Việt Nam. Tiếp theo, chương 5 sẽ tập trung phân tích về hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi của nông dân xã Vĩnh Trạch; hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân vào Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thành phố Long Xuyên; và một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm của nông dân.

5.1. Hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi của nông dân xã Vĩnh Trạch5.1.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân 5.1.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân

Trước khi tìm hiểu về thực trạng sử dụng tiền nhàn rỗi của nông dân, ta cần tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp thực tế của nông dân trong năm 2009. Sản xuất nông nghiệp không chỉ bao gồm trồng lúa, trồng hoa màu cũng là một cách sử dụng đất nông nghiệp. Số vụ lúa và hoa màu (nếu có) sẽ phản ánh được thực tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Biểu đồ 5.1.1: Số vụ canh tác của nông dân năm 2009

Số vụ canh tác của nông dân không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, quyết định của bản thân người nông dân,…mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ chủ trương, chính sách của Nhà Nước. Trong năm 2009, đa số nông dân (87%) ở xã Vĩnh Trạch tham gia trả lời bản câu hỏi sản xuất 3 vụ lúa theo chủ trương khuyến khích sản xuất lúa vụ ba của Nhà Nước.

Phần còn lại (13%) bao gồm: sản xuất 2 vụ lúa (5%); sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ màu(5%); Khác: sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ cho mướn đất(3%); không có ai chỉ sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ màu do như vậy sẽ rất lãng phí tài nguyên đất.

Đa số nông dân (87%) làm 3 vụ lúa sẽ giúp cho nguồn thu nhập của nông tăng thêm so với chỉ sản xuất 2 vụ như trước đây. Từ đó, đời sống người nông dân được đảm bảo và lượng tiền nhàn rỗi cũng sẽ tăng hơn, điều này rất có lợi cho Ngân hàng NN&PTNT nói riêng và các NH, TCTD khác có các chính sách tăng nguồn thu từ đối tượng nông dân.

Bên cạnh số vụ sản xuất nông nghiệp, để biết chính xác người nông dân có lợi nhuận không cần tìm hiểu về giá bán lúa (hoặc hoa màu) trong vụ sản xuất nông nghiệp gần nhất của người nông dân.

Biểu đồ 5.1.2: Giá bán lúa(hoa màu) vụ gần đây nhất

Do cung cầu lúa gạo những tháng cuối năm 2009 diễn biến theo hướng có lợi cho những nước xuất khẩu, nên giá bán lúa vụ ba của người nông dân khá cao.

Kết quả thu được cho thấy phần đông nông dân (65%) bán nông sản với giá cao từ 4000 đồng đến 4500 đồng và 15% bán với giá từ 4500 đồng đến 5000 đồng, đã vượt trên lợi nhuận cơ bản do nhà nước quy định (đảm bảo nông dân trồng lúa lãi ít nhất 40% sau khi trừ chi phí).

Tỷ lệ bán nông sản từ 3500 – 4000 đồng là 15%, vừa đạt mức lãi cơ bản. Nông dân đồng ý bán nông sản với giá thấp có nhiều nguyên nhân: cần tiền ngay để trả chi phí sản xuất hoặc các hạn chế về việc vận chuyển, kho lưu trữ…nên nông bán từ đầu vụ lúc nguồn cung đang nhiều do thu hoạch đồng loạt, khiến giá bán thấp.

Không có nông dân bán thấp hơn 3500 đồng, do với giá bán này, nông dân không có được lợi nhuận trên 40% như quy định của Nhà nước.

Không có nông dân bán giá cao hơn 5000 đồng do Nhà nước can thiệp ổn định giá lúa gạo, không để tăng quá cao để đảm bảo an ninh lương thực.

Sau khi trừ chi phí, tiền lời thu được trên mỗi công đất (1000m2) và số tiền chi tiêu hàng ngày của người nông dân sẽ cung cấp thêm thông tin về lượng tiền nhàn rỗi.

Biểu đồ 5.1.3: Tiền lời trên mỗi công đất (1000m2) vụ gần đây nhất

Biểu đố 5.1.3 cho thấy số tiền lời trên mỗi công đất (1000m2) vụ gần đây nhất của nông dân có tỷ lệ gần tương đương tỷ lệ giá bán nông sản vụ gần đây nhất (biểu đồ 5.1.2). Tiền lời dưới 1 triệu (22.5%), tương ứng giá bán lúa 3500 – 4000 (20%). Đa số nông dân lời 1 đến dưới 1.5 triệu (62.5%), tương ứng giá bán lúa 4000 – 4500 đồng (65%). Tiền lời từ 1.5 đến dưới 2 triệu (15%), tương ứng giá bán lúa 4500 – 5000 đồng (20%). Không có nông dân lời trên 2 triệu tương ứng với giá bán lúa trên 5000 đồng (0%). Điều này chứng tỏ, giá bán nông sản đóng vai trò quyết định trong việc nông dân lời ít hay nhiều. Các tỷ số giữa giá bán và tiền lời chỉ tương đương chứ không bằng nhau, cho thấy còn một số biến khác ảnh hưởng đến lợi nhuận như: chi phí giống, phân bón, chi phí thu hoạch…

Biểu đồ 5.1.4: Chi tiêu trung bình mỗi ngày

Phần đông (75%) người nông dân chi tiêu hàng ngày từ 50.000đồng đến dưới 100.000 đồng, với mức chi tiêu này, số tiền hàng tháng cần cho chi tiêu sẽ dao động từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trung bình thời gian 1 vụ sản xuất nông nghiệp là 3 tháng, người dân cần phải có tổng nguồn thu nhập từ nông nghiệp ít nhất 4.500.000 đồng để duy trì cuộc sống.

ĐVT: đồng

5.1.2. Hành vi sử dụng tiền nhàn rỗi

Việc tìm hiểu về người phụ trách chi tiêu trong gia đình giúp chúng ta biết được biến giới tính có ảnh hưởng nhiều đến hành vi sử dụng tiền tiết kiệm của người nông dân không.

Biểu đồ 5.1.5: Người phụ trách chi tiêu thường ngày trong gia đình

Kết quả cho thấy, người vợ phụ trách chi tiêu hàng ngày chiếm phần lớn (74%) do truyền thống của nước ta và người phụ nữ thường có những tính cách phù hợp cho việc giữ tiền.

Biểu đồ 5.1.6: Lựa chọn hình thức tiết kiệm tiền nhàn rỗi của nông dân

Hai hình thức tiết kiệm tiền nhàn rỗi được nông dân lựa chọn nhiều nhất là: mua vàng (52.5%), chơi hụi (45%) do vừa có thể sinh lời, vừa dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để phục vụ chi tiêu hàng ngày. Tiếp đến là hình thức cất giữ tiền tại nhà (42.5%), dù không sinh thêm lợi nhuận, nhưng với hình thức này, người nông dân có thể chủ động trong mọi tình huống phát sinh chi tiêu.

Hình thức gởi tiền tiết kiệm chỉ chiếm 7.5% lựa chọn, cho thấy người nông dân chưa có thói quen gởi tiền vào ngân hàng. Điều này có thể do nông dân còn ngại về vấn đề đi lại, thủ tục khi gởi tiền, rút tiền. Bên cạnh đó, gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng tuy ít rủi ro, nhưng lợi nhuận kém hấp dẫn hơn so với hình thức chơi hụi, và khi cần tiền mặt ngay cũng không nhanh chóng bằng hình thức giữ tiền tại nhà.

Kết quả nghiên cứu chưa thấy xuất hiện hình thức tiết kiệm khác (0%).

Biểu đồ 5.1.6: Thái độ đối với những hình thức tiết kiệm khi có tiền nhàn rồi

Kết quả cho thấy, phần đông nông dân (50%) có thái độ bình thường đối với hình thức tiết kiệm hiện tại của họ. Một số không ít khác lại cảm thấy không hài lòng (12.5%). Đây là cơ hội tốt cho NH NN&PTNT VN xây dựng những chính sách huy động vốn thỏa mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng nói chung, người nông dân nói riêng, để thu hút được nguồn vốn huy động từ các đối tượng này.

Một số lớn (37,5%) nông dân cảm thấy hài lòng với hình thức tiết kiệm hiện tại của họ do những ưu điểm của hình thức đó mang lại. Tuy nhiên, phần đông người cảm thấy hài lòng chính là những người đã lựa chọn tiết kiệm tiền nhàn rỗi bằng hình thức mua vàng. Họ hài lòng vì giá vàng năm 2009 có tỷ suất sinh lời cao do bất ổn của nền kinh tế, lo sợ về hiện tượng lạm phát, nên đầu tư vàng thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Điều đó khiến cho nhu cầu cất trữ vàng tăng cao, cầu tăng là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng nhiều lần tăng cao kỷ lục. Nhưng điều này có thể thay đổi vào năm 2010 do kinh tế đang dần hồi phục, vàng sẽ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn như trước.

5.2. Thực trạng gởi tiền tiết kiệm của nông dân vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.

Để tìm hiểu về thực trạng người nông dân gởi tiền tiết kiệm vào NH NN&PTNT VN, cần phải biết được mức độ nhận biết của người nông dân đối với NH này.

5.2.1. Nhận biết của nông dân về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

Nhận biết của nông dân về NH NN&PTNT VN được thể hiện qua việc người nông dân đã từng nghe nói về NH NN&PTNT VN hay chưa.

Biểu đồ 5.2.1.: Nhận biết đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

Tất cả người nông dân trả lời bản câu hỏi phỏng vấn đều trả lời đã được biết về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Đều này cho thấy, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã xây dựng thương hiệu rất tốt không chỉ ở thành thị mà ở cả khu vực nông thôn. Đây là một thành công lớn của Ngân hàng NN&PTNT trong việc tạo dựng thương hiệu của mình. Do đó, NH NN&PTNT VN cần tiếp tục giữ vững và phát huy thành tích này.

Biểu đồ 5.2.2. Nguồn cung cấp thông tin về NH NN&PTNT VN của nông dân

Người nông dân được cung cấp thông tin về NH NN&PTNT VN chủ yếu qua nguồn thông tin cá nhân. Họ được nge về NH NN&PTNT VN từ gia đình nhiều nhất (85%). Do phần lớn thời gian sau khi sản suất nông nghiệp, nông dân thường có thói quen ở trong nhà, ít tham gia vào các hoạt động xã hội. Bạn bè là những người nông dân khác cũng là nguồn cung cấp thông tin nhiều thứ hai (42.5%). Với kết quả này, NH NN&PTNT VN có thể có những chính sách quảng cáo phù hợp với nguồn tiếp nhận thông tin của người nông dân, để tăng cao hiệu quả quảng cáo.

Cũng do thói quen sinh hoạt, người nông dân dành nhiều thời gian cho việc giải trí, cập nhật tin tức qua phương tiện truyền thông ti vi (25%), hơn là đọc báo (0%) và phương tiện khác(0%). NH NN&PTNT VN cũng có thể dựa trên kết quả này mà xây dựng kênh quảng cáo phù hợp, hiệu quả với đối tượng nông dân.

5.2.2. Thực trạng nông dân giao dịch với NH NN&PTNT VN

Biểu đồ 5.2.3: Nông dân giao dịch với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

Kết quả cho thấy có 40% nông dân tham gia phỏng vấn đã từng có một hoặc nhiều giao dịch với NH NN&PTNT VN. Tuy thấp hơn 50%, nhưng đây là một tỷ lệ khá cao, do trong địa bàn tỉnh An Giang có rất nhiều NH và TCTD khác, nên sự cạnh tranh rất cao. Điều này cho thấy sự thành công của NH NN&PTNT VN. Bên cạnh đó, 60% người nông dân chưa có giao dịch với NH NN&PTNT VN, họ có thể đã có giao dịch với NH, TCTD khác hoặc chưa từng giao dịch với NH nào. Nên đây sẽ là đối tượng tiềm năng giúp tăng nguồn huy động vốn nếu NH NN&PTNT VN nâng cao hơn nữa vị thế cạnh tranh của mình so với các NH, TCTD khác.

Trong 40% người nông đã từng giao dịch với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, các loại giao dịch mà họ đã thực hiện là: vay vốn lớn nhất chiếm 87.5% do người nông dân cần vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Gởi tiết kiệm 6% và giao dịch khác(nhận tiền từ người thân ở xa gởi về) chiếm 6%, không có nông dân từng chuyển khoản. Tuy gởi tiết kiệm chiếm tỷ lệ thấp (6%), nhưng đây cũng là tính hiệu đáng mừng cho NH NN&PTNT VN.

Thái độ của người nông dân trong những lần giao dịch với NH NN&PTNT VN sẽ giúp cho Ngân hàng NN&PTNT VN biết được điểm mạnh, điểm cần khắc phục để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Biểu đồ 5.2.4: Thái độ đối với những lần giao dịch đó

Kết quả cho thấy, vẫn còn 12.5% người nông dân chưa hài lòng khi thực hiện giao dịch với NH NN&PTNT VN ở: lãi suất, thủ tục giao dịch, thái độ của nhân viên tín dụng, cơ sở vật chất… NH NN&PTNT VN cần quan tâm hơn đến việc khắc phục, cải thiện những điều khiến khách hàng chưa hài lòng.

Trong khi đó, thái độ bình thường chiếm 87.5%, không ai rất hài lòng, hài lòng, rất không hài lòng với những lần giao dịch tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Do đó, để giữ chân khách hàng thân thiết và thu hút được khách hàng mới, đặc biệt là đối tượng nông dân, NH NN&PTNT VN cần có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

Biểu đồ 5.2.5. Những điều chưa hài lòng khi giao dịch với NH NN&PTNT VN

Thủ tục giao dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (75%) trong những điều khiến người nông dân chưa hài lòng trong những lần giao dịch với NH. Nên NH NN&PTNT VN cần xem xét lại các quy trình thủ tục gởi tiền, rút tiền, giúp người nông dân giao dịch nhanh chóng, thuận tiện hơn. Ngoài ra, lãi suất là vấn đề lớn thứ hai khiến nông dân chưa hài lòng (43.75%). Do 87.5% người nông dân thực hiện giao dịch vay vốn với NH NN&PTNT VN (theo biểu đồ 5.2.3), nên người nông dân không hài lòng ở mức lãi suất cho vay hiện nay của NH NN&PTNT VN.

5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gởi tiền tiết kiệm vào NH của nông dân.Biểu đồ 5.3.1. Lựa chọn gởi tiền khi NH NN&PTNT VN có lãi suất huy động Biểu đồ 5.3.1. Lựa chọn gởi tiền khi NH NN&PTNT VN có lãi suất huy động

thấp hơn NHTM khác

Khi NH NN&PTNT Việt Nam có mức lãi suất huy động thấp hơn các NHTM và TCTD khác, phần đông người nông dân (82.5%) sẽ không gởi tiền vào NH NN&PTNT VN. Điều này cho thấy lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gởi tiền của người nông dân. NH NN&PTNT Việt Nam nên xây dựng khung lãi suất cao và mang tính cạnh tranh so với các NHTM và các TCTD khác nếu muốn thu hút được nguồn vốn.

Bên cạnh đó, vẫn có 12.5% người được hỏi trả lời vẫn gởi vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam dù Ngân hàng này có mức lãi suất thấp hơn so với NHTM khác, với lý do tin tưởng vào uy tín của NH NN&PTNT VN. Tuy chiếm tỷ lệ không cao, nhưng đây cũng là tín hiệu tốt và giúp NH NN&PTNT VN tiếp tục đầu tư vào thương hiệu, giữ vững và nâng cao uy tín với người nông dân nói riêng, khách hàng nói chung.

Biểu đồ 5.3.2. Lựa chọn làm lại hồ sơ gởi tiền của nông dân khi Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tăng lãi suất huy động.

Biểu đồ 5.3.3. Lựa chọn làm lại hồ sơ gởi tiền của nông dân khi NHTM và tổ chức tín dụng khác tăng lãi suất huy động.

Biểu đồ 5.3.2 và biểu đồ 5.3.3 cho thấy sự thay đổi lựa chọn làm lại thủ tục gởi tiền của người nông dân khi Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tăng lãi suất huy động và

Một phần của tài liệu HÀNH VI gởi TIỀN TIẾT KIỆM của NÔNG dân xã VĨNH TRẠCH vào NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 26 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w