. Kể từ đầu năm 2011, hầu hết
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU
3.3.3 Về chiến lƣợc marketing:
Thẻ ngân hàng hiện nay vẫn còn là một phương tiện thanh toán tương đối mới ở Việt Nam. Đại đa số người tiêu dùng và phần lớn người cung cấp dịch vụ trong nước đều chưa quen loại hình thanh tốn bằng thẻ thay cho tiền mặt. Thẻ mới chỉ phổ biến trong một số ít dân cư, chủ yếu là cán bộ ngân hàng, quan chức chính phủ, và một số ít trí thức trẻ. Vì vậy, rất cần có một chiến lược marketing thẻ với các chính sách marketing mạnh mẽ nhằm nâng cao việc phát hành thẻ ngân hàng.
Hiện tại, các NHTM Việt Nam đã có một sự đột biến trong chính sách marketing thẻ: các thẻ thông thường đã biến đổi thành nhiều loại thẻ hỗn hợp với nhiều tính năng như thẻ tín dụng có thẻ đồng thương hiệu (thẻ hợp tác), thẻ doanh nghiệp (thẻ business), thẻ vàng, thẻ bạch kim (được thiết kế đặc biệt cho tầng lớp như những người có thu nhập hàng năm cao); thẻ ghi nợ có thẻ rút tiền mặt (ATM), thẻ ghi nợ quốc tế (vừa có tính năng credit vừa có tính năng debit), thẻ kết hợp với tài khoản tiền gửi thanh toán (dùng song song với tài khoản),.. Điều này cho thấy các ngân hàng đang cố gắng để tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng tiêu dùng khác nhau bằng cách cung cấp đa dạng các loại thẻ với nhiều tính năng của nó.
Qua đây, cấp quản lý ACB nên xem xét:
1. Chi tiêu ngân sách nhiều hơn cho quảng cáo như brochures tại quầy, quảng cáo trên báo chí và các thiết bị cơng cộng, trên web của các ngân hàng và áp phích dọc theo các đường phố. Trong thế giới rộng lớn của internet với hàng tỷ người đang sử dụng hàng ngày, rất nhiều trong số họ thường đọc quảng cáo trực tuyến khi lướt web đây là cơ hội lớn để ngân hàng tiến hành các chiến dịch quảng cáo tiếp thị hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên internet. Ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng quảng cáo của đài phát thanh để tăng cường tiếp thị vì một số lượng lớn khách hàng vẫn sử dụng thói quen nghe đài khi sử dụng các phương tiện lưu thông (ơtơ, taxi, bus,..) và chi phí hiện rất thấp.
2. Nhắm vào nhiều dịch vụ và các lĩnh vực có hiệu quả và nên có sự thay đổi trong chính sách của mình để tạo ra một sự khác biệt hơn nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng đồng thời thoả mãn cả đối với những đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Cụ thể :
Gia tăng hợp tác thương hiệu trên thị trường bằng cách đầu tư cho việc nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm thẻ mới, kết hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ mới như Onepay, Ebay,..
Tạo ra nhiều tiện ích thẻ và đưa hàng loạt các dịch vụ mới vào thẻ ngoài các chức năng cơ bản của một chiếc thẻ như chuyển khoản thanh toán cho các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, truyền hình cáp, điện thoại, bảo hiểm,.. 3. Cải thiện dịch vụ thẻ từ các kênh phân phối của ngân hàng bằng việc tăng cường
và nâng cao chất lượng của các kênh phân phối truyền thống như các đại lý, mạng lưới chi nhánh ngân hàng, các trung tâm thương mại. Để làm được điều này ngân hàng nên thiết lập và mở rộng kênh phân phối gián tiếp như liên kết các ngân hàng, liên kết sử dụng đồng thương hiệu hoặc cộng tác viên để gia tăng mạng lưới và thu hút khách hàng sử dụng thẻ.
4. Triển khai mở rộng phát hành thẻ, thực hiện miễn giảm phí tối đa trong giao dịch rút tiền mặt khác hệ thống ngân hàng, nới lỏng điều khoản cấp thẻ tín dụng cho khách hàng. Ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu được từ chủ thẻ, các ngân hàng phát hành còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng thanh toán chia sẻ từ phí thanh tốn thơng qua các Tổ chức thẻ quốc tế. Đây là phần lợi nhuận cơ bản của các ngân hàng phát hành thẻ. Trên cơ sở nguồn thu này, ngân hàng đưa ra được những chế độ miễn lãi và ưu đãi khác cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng cũng như khuyến khích chi tiêu thanh tốn qua thẻ. Hơn nữa, gia tăng lượng phát hành thẻ để tận dụng số tiền có sẵn trong thẻ làm kênh huy động vốn và còn để thực hiện hết các điểm mạnh của liên minh thẻ như tận dụng các sản phẩm tiện ích hơn trong thanh toán của các tổ chức liên
minh thẻ như Banknetvn, Smartlink, V.N.B.C 3, có như vậy, sản phẩm thẻ mới đa năng thật sự chứ không chỉ mỗi thẻ có một hoặc một vài tính năng như hiện nay. Thêm nữa, sẽ làm giảm bớt chi phí mặt bằng và nhân sự và tiến đến thực hiện ngân hàng điện tử tự động trong tương lai.
5. Khuyến khích khách hàng thanh toán giao dịch sử dụng thẻ bằng cách tăng cường hợp tác với các siêu thị/ cửa hàng để cung cấp nhiều loại thẻ phù hợp: dựa vào tâm lý khách hàng thích mua hàng hố với giá rẻ, khuyến khích sử dụng chương trình khuyến mại bán hàng thu hút khách hàng bằng hình thức quà tặng hiện vật, quay số trúng thưởng, ngân hàng có thể ký hợp đồng đại lý với một số siêu thị, cửa hàng để họ chấp nhận giảm giá khi khách hàng thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành. Đổi lại, ngân hàng sẽ có chế độ thưởng cho đại lý chấp nhận thẻ tính trên % số tiền trên hoá đơn thanh toán bằng thẻ của ngân hàng. Như vậy, các đại lý chấp nhận thẻ vừa nhận được sự giới thiệu của ngân hàng với khách hàng vừa nhận được địn bẩy khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ giúp các đại lý chấp nhận thẻ tăng doanh số bán hàng và chủ thẻ lại được giảm giá/ nhận quà tặng khi mua sắm bằng thẻ. Giải pháp này đang thực hiện có hiệu quả tại đất nước Hàn Quốc, mọi giao dịch dù nhỏ nhất vẫn sử dụng thẻ, từ đi taxi, bus đến mua ly café nơi công cộng,…nhưng không chỉ với nổ lực từ ngân hàng mà cịn là chính sách của nhà nước “ nếu người dân thanh toán bằng thẻ sẽ được giảm thuế ”.
6. Có chính sách khuyếch trương sản phẩm và quan hệ khách hàng bằng cách tăng cường việc tiếp cận, khuyến mại để quảng cáo về sử dụng thẻ cho những đối tượng khách hàng tiềm năng như các công ty lớn, công ty liên doanh, các văn phịng đại diện nước ngồi ở Việt Nam,.. phối hợp với họ để phát hành một số lượng thẻ lớn cho nhân viên của họ với các điều kiện ưu đãi hơn, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp xúc tiến việc trả lương qua thẻ. Ngoài những đối tượng ở lứa tuổi lao động, công nhân viên chức, marketing thẻ nên nhằm vào đối tượng