Tên quốc gia Nợ công (tỷ USD) Tỷ lệ nợ công/GDP (%)
Mỹ 7581,48 53,7
Nhật Bản 9613,32 191,9
Tây Ban nha 887,312 62,1
Đức 2.507,24 79,6
Hy Lạp 362,838 99,6
Việt Nam 49,3027 51,7
Nguồn: Theo bảng tin nợ nước ngoài số 5 của bộ tài chinh (2005-2009)
Theo bảng trên, nợ công của Việt Nam không phải là cao. Thống kê chính thức là 44,7% GDP năm 2009, đứng thứ 44/129 quốc gia, còn theo số liệu của WB, con số này là 47,5% GDP năm 2009. Việt Nam phải trả nợ trung bình 1 tỷ USD/năm. Tình hình nợ cơng của Việt Nam khơng phải là khơng có rủi ro tỷ giá, nhưng đa số là các khoảng vay dài hạn và vay với lãi suất rất thấp, vay từ nguồn vốn vay ưu đãi ODA. Nếu linh hoạt tỷ giá cải thiện tình hình kinh tế đang mang màu sắc bất ổn hiện nay để tạo tiền đề cho việc trả nợ trong tương lai là điều cần làm.
2.3 Chi phí tiềm ẩn khi khơng linh hoạt tỷ giá.
Việc duy trì quá lâu sự chênh lệch quá lớn (gần 10%) giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do trong bối cảnh có nhiều biến động đã gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Hậu quả là cung cầu bị méo mó, hạch tốn bị
biến dạng, điều nguy hiểm là sự bành trướng của hiện tượng “hai giá” ngày càng lớn, làm mất lịng tin vào khn phép điều hành và tính cơng khai minh bạch của thị trường. Tất nhiên, tỷ giá “chợ đen” không thể là thước đo chính của cơ chế xác định tỷ giá điều hành, tuy nhiên đây là hiện tượng thực tế cần được lưu ý đến khi muốn thẩm định tác động thực sự của cơ chế điều hành tỷ giá.
Hơn nữa khi chúng ta thực hiện cơ chế tỷ giá có phần cố định như trước đây, nền kinh tế xuất hiện các khoảng chi phí tiềm ẩn như việc các doanh nghiệp, người dân không mua được ngoại tệ tại ngân hàng, đành phải mua ngoài thị trường chợ đen với giá đắt hơn nhiều và nhiều khi gặp phải những rủi ro.
Từ năm 2007, khi luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể, Việt Nam muốn ổn định tỷ giá trong thời gian này nhằm tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá cố định, do đó ngân hàng đã tăng cường mua ngoại tệ vào và bán đồng nội tệ ra bên ngồi dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao trong các năm sau đó.
Một chi phí mà các nước theo đuổi tỷ giá cố định thường gặp phải là việc buộc jphải tung dự trữ ngoại tệ để cứu lấy đồng nội tệ. Đối với trường hợp của Việt Nam, trong thời gian vừa qua do phải cầm cự cố định tỷ giá đồng nội tệ so với đô la, buộc ngân hàng nhà nước phải bán đơ la Mỹ ra bên ngồi và mua đồng nội tệ vào, làm hao hụt dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong những năm này là rất lớn.