Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 31 - 36)

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

2.7.5. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lí trên phân mềm thống kê SPSS phiên bản 13.0. Sử dụng T-test để so sánh trung bình 2 nhóm để kiểm định sự khác biệt, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0.05.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. THÀNH PHẦN CÀ PHÊ CULI ROBUSTA

Loại cà phê sử dụng là cà phê bột pha phin làm từ hạt cà phê Culi Robusta do công ty cổ phần Trung Nguyên sản xuất với các thành phần cơ bản được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần cơ bản trong loa ̣i cà phê sử du ̣ng

Thành phần Hàm lượng (%) mg/20g cà phê

Caffeine 1.03 206

Carbohydrate 1.8 360

Protein 22.48 4496

Chất béo 17 3400

Các chất khác ( Vitamin, khoáng chất…) 57.69 11538 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: trong cà phê Culi Robusta, các chất Carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất đều là các chất có tác du ̣ng bổ dưỡng sức khỏe. Cu ̣ thể như trong sữa Ensure hàm lượng các chất này là carbohydrate: 57.4%, chất béo: 14%, protein: 16%, các chất khác: 12.6%. Trong sữa Milo hàm lượng các chất này là carbohydrate: 36.4%, chất béo: 9.64%, protein: 11.2%, các chất khác: 42.76%. Vì vâ ̣y, các chất này không ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa ở người khi ta dùng với liều lượng 20g cà phê/ người/ lần. Khi sử du ̣ng cà phê Culi Robusta nếu có sự thay đổi bất thường về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa chỉ có thể do caffeine gây ra.

3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nhóm nghiên cứu gồm 26 người (13 nam và 13 nữ) không có tiền sử các bệnh tim mạch, huyết áp, hen suyễn, tiểu đường và không có thói quen sử dụng cà phê hoặc các đồ uống chứa caffeine và đều là sinh viên năm thứ nhất trường Đa ̣i ho ̣c Vinh. Tuổi trung bình, chiều cao và cân nă ̣ng của các ĐTNC đươ ̣c trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đă ̣c điểm của đối tượng nghiên cứu

Chỉ tiêu Tổng (n=26) Nam (n=13) Nữ (n=13) Tuổi trung bình (năm) 19.54 ± 0.81 19.61 ± 0.96 19.46 ±0.66

Chiều cao (m) 1.59 ± 0.05 1.63 ± 0.33 1.54 ± 0.03 Cân nă ̣ng (kg) 50.18 ± 5.10 53.81 ± 4.56 46.54 ± 2.24

Dựa vào kết quả bảng 3.2 ta tính được chỉ số BIM ở nam là 20.25, ở nữ là 19.62. Theo tiêu chuẩn WHO 1985 thì chỉ số BMI của nam và nữ đều nằm trong giới hạn bình thường [3]. Về trọng lượng cơ thể ở nam lớn hơn nữ 7.27 kg.

3.3. KHẢO SÁT CÁC BIẾN ĐỔI TÂM, SINH LÍ CƠ BẢN DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA CAFFEINE

3.3.1. Kết quả

Bảng 3.3. Biểu hiê ̣n các biến đổi tâm lí

Các biểu hiê ̣n (1) Tổng (n=26) Nam (n=13) Nữ (n=13) (7) – (5) (%) (8) Số người (2) Tỉ lê ̣ % (3) Số người (4) Tỉ lê ̣ % (5) Số người (6) Tỉ lê ̣ % (7) Tăng sự tỉnh táo 6

23.10

4

30.77

2 15.38

-15.39 Rối loa ̣n giấc ngủ 15 57.69 5 38.46 10 76.92 38.46 Nhức đầu 16 61.53 5 38.46 11 84.61 46.15 Chóng mă ̣t 9 34.61 3 23.08 6 46.15 23.07 Hồi hô ̣p, đánh

trồng ngực 8 30.77 3 23.08 5 38.46 15.38 Thở nhanh 9 34.61 3 23.08 6 46.15 23.07 Rung cơ 4 15.38 1 7.69 3 23.08 15.39 Buồn nôn 2 7.69 2 15.38 15.38 Thời gian kéo dài của các biểu hiê ̣n 1 giờ 2 giờ 6 23.08 4 30.77 2 -15.39 -15.39 3 giờ 16 61.54 8 61.54 8 00.00 00.00 4 giờ 4 15.38 1 7.69 3 15.39 15.39

Số liê ̣u thu đươ ̣c ở bảng 3.3 cho thấy:

-Các biểu hiê ̣n tốp đầu khi sử du ̣ng 206g caffeine/1 lần/người là nhức đầu, rối loa ̣n giấc ngủ. Sau đó là các biểu hiê ̣n; chóng mă ̣t, thở nhanh, đánh trống ngực, rung cơ, buồn nôn.

- Các biểu hiê ̣n bất lợi ở nữ thường có tỉ lê ̣ cao hơn nam giới (cô ̣t 8): biểu hiê ̣n nhức đầu ở nữ nhiều hơn nam 46.15%), rối loa ̣n giấc ngủ: 38.46%...Triê ̣u chứng buồn nôn chỉ gă ̣p ở nữ với tỉ lê ̣ 15.38%. Ngược lại biểu hiện làm tăng sự tỉnh táo ở nam lại có tỉ lệ cao hơn nữ 15.39%.

-Thời gian kéo dài của các biểu hiê ̣n là 2-4 giờ sau khi sử du ̣ng cà phê. Khoảng thời gian này cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ: kéo dài hai giờ ở nữ ít hơn nam 15.39% nhưng trên 4 tiếng ở nữ la ̣i nhiều hơn nam 15.39%.

3.3.2. Bàn luâ ̣n

Theo Leinart (1966) và Trần Đức Hâ ̣u (2007) caffeine là chất kích thích thần kinh trung ương, có thể cải thiện sự mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo và hưng phấn trong công việc [9]; (theo [19]). Nhưng kết quả phân tích ở bảng 3.5 cho thấy hiê ̣u ứng này chỉ chiếm 23.20 %. Các ĐTNC có biểu hiê ̣n các triê ̣u chứng bất lợi như rối loa ̣n giấc ngủ, nhấc đầu, chóng mă ̣t, đánh trống ngực, …Kết quả này có thể giải thích do chúng tôi nghiên cứu trên các đối tượng không có tiền sử “nghiê ̣n” hoă ̣c sử du ̣ng liên tu ̣c các đồ uống hay thực phẩm chứa caffeine. Mă ̣t khác cà phê được sử du ̣ng lúc đói nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của caffeine đến đường huyết. Vì vâ ̣y ho ̣ rất nhảy cảm với các hiê ̣u ứng tâm lí do caffeine gây ra. Những hiê ̣u ứng tâm lí bất lợi nói trên phù hợp với cảnh báo của y giới Pháp thế kỷ XVII và công bố của Bolton (1981), Denaro (1991), Nehlig (1992), Rasmussen (1997), Bennett Alan Weinberg (2001) và Fisone (2004) [18]; [19]; [22]; [25]; [36]; [37].

Khi nói đến cà phê nói riêng hay caffeine nói chung người ta nghĩ ngay đến hiê ̣u ứng tâm lí xáo trô ̣n giấc ngủ mà biểu hiê ̣n là mất ngủ, ngủ không yên giấc hay bất kì biểu hiê ̣n nào bất lợi, bất thường vê giấc ngủ mà người sử du ̣ng caffeine gă ̣p phải. Để giải thích nguyên nhân xáo trô ̣n giấc ngủ do caffeine gây ra người ta tâ ̣p trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì adenosine sản xuất càng cao. Hóa chất này sẽ bám các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng

cho các hoạt động kế tiếp. Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Chúng chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh. Thay vì nghỉ ngơi, các tế bào thần kinh tiếp tu ̣c làm viê ̣c. Vì vâ ̣y ta thấy tỉnh táo khi sử du ̣ng cà phê. Có trường hợp khó ngủ hay ngủ không yên giấc nên cơ thể sẽ mê ̣t mỏi vào sáng hôm sau [15]; [21]; [30]. Các hiê ̣u ứng tâm lí khác chúng tôi sẽ giải thích trong phần 3.4.2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian kéo dài các hiê ̣u ứng tâm lí của caffeine là 2-4 tiếng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pakes (1979) và của Liguori (1997) về quá trình chuyển hóa của caffeine. Caffeine được chuyển hóa ở gan thành ba chất chuyển hóa chính: paraxanthine (84%), theobromine (12%), và theophylline (4%). Các chất trên sẽ tiếp tục chuyển hoá trong cơ thể và sau đó được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ ( Theo [19]); [31].

Qua khảo sát cho thấy thời gian kéo dài của các hiê ̣u ứng tâm lí do caffeine gây ra là: 2 tiếng (12.5%), 3 tiếng (37.5%), 4 tiếng (50%), tỉ lê ̣ của từng hiê ̣u ứng cũng khác nhau. Kết quả này cho thấy mỗi người có mẫn cảm khác nhau đối với tác du ̣ng của caffeine.

3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CAFFEINE ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ 3.4.1. Kết quả

3.4.1.1. Các chỉ tiêu về tim mạch

-Huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Đây là một chỉ số quan trọng đánh giá chức năng toàn diện của hê ̣ tim mạch. Huyết áp đươ ̣c ta ̣o nên bởi các yếu tố sau: Sức co bóp của tim, sức co giãn của động mạch lớn, sức cản ngoại vi, khối lượng máu, độ quánh của máu, sức cản của thành mạch và yếu tố thần kinh. Khi tim co bóp để đẩy máu đi thì áp lực máu trong động mạch là lớn nhất gọi là HATĐ. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra hút máu về, lúc này áp lực máu trong động mạch thấp nhất, người ta đo được HATT. HATĐ nằm trong khoảng 90-140 mmHg, HATT nằm trong khoảng 60-90 mmHg. Huyết áp có thể thay đổi theo đô ̣ tuổi, tâm lí, tra ̣ng thái lao đô ̣ng [3]; [6]; [7].

Bảng 3.4. Sự thay đổi HATĐ trước và sau khi sử du ̣ng caffeine Thời gian (phút) Tổng (n=26) P1-i HATĐ (mmHg) Trước 30 (XSD)(1) 115.78 ± 3.68 Sau 30 (XSD)(2) 117.65 ± 3.49 <0.001 Sau 60 (XSD)(3) 119.42 ± 3.58 <0.001 Sau 90 (XSD)(4) 118.19 ± 3.47 <0.001 Sau 120 (XSD)(5) 117.06 ± 3.36 <0.001

+Sự thay đổi HATT trước và sau khi sử dụng caffeine

Bảng 3.5. Sự biến thay HATT trước và sau khi sử du ̣ng caffeine

Thời gian (phút) Tổng (n=26) P1-i HATT (mmHg) Trước 30 (XSD)(1) 76.36 ± 6.54 Sau 30 (XSD)(2) 79.23 ± 6.82 <0.001 Sau 60 (XSD)(3) 80.99 ± 6.70 <0.001 Sau 90 (XSD)(4) 78.32 ± 6.50 <0.001 Sau 120 (XSD)(5) 77.33 ± 6.66 <0.001 Kết quả ở bảng 3.4 và 3.5 cho thấy:

Caffeine làm tăng HATĐ và HATT, có ý nghĩa thống kê với P <0.001. Mức tăng HATĐ và HATT cao nhất ở thời điểm sau khi sử du ̣ng cà phê 60 phút với HHTĐ tăng 3.64 mmHg, HATT tăng 4.63 mmHg.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w