Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 69 - 74)

2.4. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Về phía Ngân hàng

- Việc ứng dụng cơng nghệ ngân hàng hiện đại chưa triệt để

Ngân hàng chƣa sử dụng triệt để công nghệ ngân hàng hiện đại trong việc cho phép khai thác thông tin khách hàng khách chi nhánh; xây dựng chƣơng trình tính điểm tự động hóa tối đa các chỉ tiêu phi tài chính thuộc các chƣơng trình thơng tin khách hàng, thơng tin tài sản đảm bảo và chƣơng trình giao dịch với ngân hàng; tích hợp sổ tay hƣớng dẫn tính điểm hay cập nhật bảng cân đối kế toán đúng chuẩn mực theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.

- Chưa chú trọng đào tạo kiến thức về XHTD cho nhân viên

Từ khi triển khai áp dụng hệ thống XHTD thì NVTD đƣợc phổ biến hƣớng dẫn và tham khảo sổ tay hƣớng dẫn chấm điểm để thực hiện, chƣa có các chƣơng trình đào tạo về XHTD dành cho nhân viên. Hơn nữa, NVTD phải luân chuyển khách hàng quản lý hai năm một lần theo quy định của Ngân hàng mà chƣơng trình hệ thống XHTD có các chỉ tiêu tài chính do hệ thống tự chấm cịn các chỉ tiêu phi tài chính phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đánh giá của ngƣời xếp hạng. Chính vì vậy mà NVTD chƣa có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong q trình thu thập thơng tin, đánh giá tính điểm xếp hạng tín dụng khách hàng và làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng XHTD.

- Một số nhân viên tín dụng thực hiện XHTD DN cịn cảm tính, chủ quan

Việc XHTD DN do nhân viên tín dụng thực hiện, ngồi các chỉ tiêu tài chính cịn có các chỉ tiêu phi tài chính. Hầu hết các chỉ tiêu phi tài chính đƣợc đánh giá chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan và kinh nghiệm của NVTD.

NVTD đánh giá, tính điểm một số chỉ tiêu phi tài chính khơng phù hợp với chỉ tiêu tài chính làm ảnh hƣởng đến kết quả của việc phân loại nợ nhƣ: chỉ số tài chính của khách hàng xấu, đã có nợ xấu, nợ cơ cấu lại nhƣng vẫn tính điểm chỉ tiêu phi tài chính ở mức cao; khách hàng có chỉ số ROE, ROA thấp, chỉ tiêu triển vọng ngành có dấu hiệu suy thối nhƣng lại tính điểm chỉ tiêu triển vọng doanh nghiệp là phát triển vững chắc thuộc điểm ớ mức cao nhất,… Chính vì vậy, một số trƣờng hợp khi

khách hàng có kết quả tính điểm bị giảm và phân loại nợ vào nhóm nợ cao hơn, nhân viên tín dụng đã thực hiện tính điểm lại các chỉ tiêu phi tài chính ở mức độ điểm cao hơn không phù hợp với thực trạng khách hàng đã có nợ q hạn hoặc tính điểm tất cả các chỉ tiêu phi tài chính ở mức cao nhất nhằm đƣa khách hàng về nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn.

Trong khi các chỉ tiêu phi tài chính chiếm đến 65% trong thang điểm xếp hạng tín dụng của Agribank, điều này dễ dẫn đến kết quả đánh giá khơng đƣợc trung thực và chính xác do ảnh hƣởng của yếu tố chủ quan, cảm tính trong phân tích. Vì vậy năng lực, trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt của NVTD sẽ góp phần quyết định chất lƣợng xếp hạng.

- Ngân hàng chưa có cơ sở thơng tin riêng phục vụ công tác XHTD DN

Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp phải sử dụng thông tin nhiều thời điểm, nếu khơng có cơ sở lƣu trữ thơng tin khách hàng thì khi đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay tại Ngân hàng chƣa có cơ sở thơng tin riêng để phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chính vì vậy nguồn thơng tin tại Ngân hàng rất thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

- Chưa có quy định cụ thể về chứng từ chứng minh thơng tin phi tài chính

Hiện nay, Ngân hàng đã có sử dụng mẫu báo cáo kết quả thu thập thông tin khách hàng để liệt kê các thông tin cần thu thập do doanh nghiệp và NVTD cùng lập nhằm đảm bảo tính thống nhất và cập nhật thƣờng xuyên các chỉ tiêu phi tài chính tính điểm để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và phục vụ cho cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nhƣng chƣa quy định rõ các loại chứng từ chứng minh các loại thông tin đã đƣợc thu thập.

- Ngân hàng chưa chú trọng việc đưa ra chính sách khách hàng đầy đủ trên cơ sở của kết quả XHTD DN

Do mới áp dụng chính thức hệ thống XDTD DN từ quý I/2012 nên Ngân hàng chỉ mới đƣa ra một số chính sách khách hàng thực hiện đảm bảo tính khả thi nhất và cơng bằng đối với các khách hàng đƣợc áp dụng.

- Chưa chú trọng kiểm tra chất lượng tính điểm XHTD DN

Vì chƣơng trình mới đi vào thực hiện chính thức từ q I/2012 nên Ngân hàng chỉ mới chú tâm tới việc thực hiện chấm điểm XHTD khách hàng DN đầy đủ các đối tƣợng, nội dung chấm điểm và đúng thời gian theo quy định để thực hiện phân loại nợ, trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo điều 7 quyết định 493 nên chƣa có tiến hành thực hiện kiểm tra chất lƣợng nội dung tính điểm, vì vậy kết quả chấm điểm hiện nay vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của ngƣời tính điểm.

2.4.3.2. Về phía khách hàng

- Cung cấp báo cáo tài chính chưa có kiểm tốn, thiếu minh bạch tài chính

Hiện nay, chƣa có yêu cầu, quy chế nào bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm tốn khi đi vay tại các TCTD mà chỉ là khuyến khích thực hiện. Mặc khác do chi phí kiểm tốn và sự cẩn trọng khi công bố thông tin ra bên ngoài nên các DN chƣa ý thức hết tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của DN. Do đó hiện nay vẫn còn nhiều BCTC chƣa đƣợc kiểm tốn hay kiểm tốn khơng đúng với sự thật hoạt động kinh doanh tại DN làm cho thông tin để phân tích đánh giá khơng đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác.

Mặc khác, đa số các doanh nghiệp nhỏ đều lập hai báo cáo tài chính: báo cáo nội bộ và báo cáo thuế. Với mục đích che đậy thông tin để tránh thuế nên báo cáo thuế thƣờng khơng phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực sự của những doanh nghiệp này.

Tuy báo cáo tài chính của khách hàng đƣợc kiểm tốn đƣợc tính trọng số 35% và khơng đƣợc kiểm tốn thì trọng số 30% nhƣng đối với nhóm khách hàng báo cáo tài chính khơng qua kiểm tốn thì việc kiểm tra tính trung thực, minh bạch của các số liệu này là tƣơng đối khó khăn vì hầu nhƣ phụ thuộc hồn tồn vào số liệu và thơng tin do khách hàng cung cấp, từ đó ảnh hƣởng lớn đến kết quả đánh giá xếp hạng khách hàng; còn đối với nhóm khách hàng có báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm

toán nhƣng kết luận của kiểm tốn viên có q nhiều khoản loại trừ, ví dụ nhƣ: hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả,… thì số liệu về các khoản loại trừ trên không đƣợc kiểm tra, không thể hiện đƣợc tính chuẩn xác, minh bạch và cũng ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá xếp hạng khách hàng.

2.4.3.3. Về các cơ quan ban ngành

- Khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng chưa được thiết lập

Cho đến thời điểm hiện nay, quy định về hoạt động xếp hạng tín dụng vẫn chƣa đƣợc thiết lập. Các quy định có liên quan nhƣ Quyết định số 57/2002/QĐ- NHNN ngày 24/01/2002, Quyết định số 473/QĐ-NHNN ngày 28/04/2004, Quyết định số 1253/QĐ-NHNN ngày 21/06/2006, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN cũng chƣa đề cập bao quát đƣợc một cách đầy đủ hoạt động XHTD và đây là những văn bản trong nội bộ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra cịn có Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có đề cập đến XHTN nhƣng chỉ ở trƣờng hợp “nếu có”. Hiện nay cũng chƣa có một biện pháp nào đƣợc triển khai để miêu tả rõ ràng hoạt động XHTD ở Việt Nam.

- Thị trường chưa có nhiều tổ chức cung cấp thơng tin phục vụ cho XHTD DN

Thị trƣờng chƣa có nhiều tổ chức cung cấp thông tin khách hàng doanh nghiệp để phục vụ cho việc XHTD DN của ngân hàng và cũng chƣa có nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập cung cấp kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để làm cơ sở so sánh với kết quả XHTD DN tại ngân hàng

- Chế độ kế toán chưa được tuân thủ theo đúng quy định

Mặc dù nhiều chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đƣợc ban hành nhƣ Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính, thơng tƣ 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính,..Tuy nhiên việc tn thủ chế độ kế tốn theo quy định pháp luật vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nên độ tin cậy của các báo cáo tài chính vẫn chƣa cao. Điều này đã tạo

khơng ít khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

- Tổng cục thống kê thường cập nhật không kịp thời các số liệu ngành

Tổng cục thống kê thƣờng tập hợp và công bố những chỉ số tài chính trung bình ngành khơng kịp thời, do đó, ngân hàng khơng có cơ sở cho việc so sánh và đánh giá những chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

- Hoạt động của CIC chưa hiệu quả trong việc cung cấp thơng tin tín dụng cho các ngân hàng

Trung tâm CIC sẽ cung cấp thông tin cho ngân hàng thƣơng mại với điều kiện ngân hàng là thành viên của Trung tâm, các thành viên này phải cung cấp mọi thông tin về khách hàng cho trung tâm. Thông tin do Trung tâm CIC cung cấp cho ngân hàng chủ yếu dƣới dạng thống kê số liệu, chƣa có thơng tin dự báo, dự đốn về tình trạng doanh nghiệp vay vốn,…nên xảy ra tình trạng một khách hàng vay ở nhiều ngân hàng mà các ngân hàng thiếu thông tin lẫn nhau dẫn đến việc cho vay chồng chéo, khơng kiểm sốt đƣợc. Đồng thời khơng góp phần tạo nên nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cho công tác xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 luận văn đã giới thiệu về Agribank Bình Thuận, tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank Bình Thuận. Luận văn cũng đã nêu lên những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân những hạn chế của hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank Bình Thuận. Từ đó, luận văn sẽ đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp trên tại Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)