Ngân hàng Tiền gửi
Huy động khác Tổng vốn huy động (Tỷ đồng) % (Tỷ đồng) % (Tỷ đồng) Đông Á 31.417 65,79% 16.339 34,21% 47.756 ACB 106.937 58,39% 76.195 41,61% 183.132 Seabank 24.790 62,47% 14.895 37,53% 39.685 MaritimeBank 20.226 18,84% 87.138 81,16% 107.364 Techcombank 80.551 65,30% 42.807 34,70% 123.358 MB 65.741 67,81% 31.213 32,19% 96.954 Sacombank 78.335 62,07% 47.868 37,93% 126.203 Eximbank 58.151 82,24% 12.554 17,76% 70.705 Vietcombank 204.756 98,29% 3.564 1,71% 208.320 Vietinbank 205.919 60,62% 133.780 39,38% 339.699
Hình 2.2: Cơ cấu vốn huy động và tiền gửi của các ngân hàng năm 2010
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các NH
Trong cơ cấu vốn huy động của hầu hết các ngân hàng thì tiền gửi chiếm tỷ lệ khá lớn, đặc biệt là ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) tỷ lệ tiền gửi chiếm xấp xỉ 98,3% vốn huy động, các ngân hàng còn lại tỷ lệ tiền gửi cũng chiếm rất cao trong tổng vốn huy động.
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng về thu hút tiền gửi của các NHTMCP giai đoạn 2006-2010
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các NH Qua biểu đồ hình 2.3 ta có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng về tiền gửi của các NHTMCP giai đoạn gần đây có tăng nhưng tốc độ tăng này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Nhu cầu phát triển kinh tế tất yếu năm sau phải tăng trưởng cao hơn so với năm trước nhưng tình hình huy động của các NHTM lại đi ngược lại với xu thế này. Vậy nguyên nhân của việc huy động tiền gửi sụt giảm trong giai đoạn gần đây là do đâu:
Trong giai đoạn từ tháng 3.2008, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc phát hành trái phiếu chính phủ bắt buộc và từ cuối năm 2009 khi gói hỗ trợ lãi suất chuẩn bị kết thúc thì tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động đều giảm dần. Hiện tại, nhằm thực hiện chỉ thị 01/2011 được NHNN ban hành ngày 1.3.2011 với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ, tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thì tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các NHTM sẽ còn chậm lại.
Với mức lạm phát xấp xỉ 16% - trên 17% cao hơn so với trần lãi suất tiền gửi (14%) đã khiến cho lãi suất thực của nền kinh tế bị âm. Người dân sẽ có thiên hướng giữ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng để tìm các kênh bảo tồn vốn khác tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng, sau khi được cho vay ra dịng tiền sẽ lịng vịng ở bên ngồi lâu hơn, trước khi quay trở lại hệ thống ngân hàng. Theo số liệu của IMF và NHNN cho thấy xu hướng giảm của tỷ lệ tiền ngoài hệ thống so với tổng cung tiền (M2) đã có dấu hiệu bị chững lại kể từ giữa năm 2010. Lượng tiền mặt bơm ra để giải quyết thanh khoản vào cuối năm đã không quay trở lại hệ thống ngân hàng sau đó. Tiền mặt ngoài hệ thống tăng là dấu hiệu cho thấy tín dụng đen có xu hướng nở rộ. Trong khi những doanh nghiệp này không thể vay được ngân hàng thì họ phải tìm đến một kênh tín dụng khác là tín dụng đen. Có cầu ắt sẽ có cung. Với mức lãi suất huy động cao, nhiều người gửi tiền bất chấp rủi ro đã rút tiền khỏi ngân hàng để tham gia vào hoạt động tín dụng đen. Đây là vấn đề rất nguy hiểm, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ làm lủng đoạn thị trường tiền tệ.
Một nguyên nhân nữa khiến tốc độ tăng trưởng huy động giảm có thể xuất phát từ hoạt động rút vốn uỷ thác gửi qua các công ty con của các NHTM. Với những nguyên nhân kể trên, để hoạt động thu hút tiền gửi của các NHTM được tăng trưởng ổn định và ngày càng cao thì địi hỏi các NH phải có chiến lược phù hợp, đặc biệt là chiến lược marketing, PR… để tạo niềm tin nơi khách hàng, tạo cho họ cảm thấy an tâm khi gửi tiền vào NH. Từ đó hình thành nên thói quen trong hành vi của khách hàng, hễ có tiền nhàn rỗi là gửi vào ngân hàng không chút do dự.
d) Kết quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP: