2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến 2011:
2.1.2. Giai đoạn năm 2006 –2011
Bước sang giai đoạn 6 năm phát triển tiếp theo 2006-2011, TTCKVN đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mơ giao dịch và tính thanh khoản được cải thiện. Nhưng cũng trong giai đoạn này, TTCK VN đã chứng kiến sự phát triển quá nóng rồi rơi vào suy giảm mạnh và dần hồi phục theo biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất. Vào ngày 12/03/2007, VN-Index đạt đỉnh tại 1,170.67 điểm và HNX-Index đạt 459.36 điểm vào ngày
19/03/2007. Sau giai đoạn tăng trưởng khá nóng, nền kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đã có những biểu hiện bất cập như lạm phát liên tục ở mức cao, thâm hụt thương mại kéo dài gây áp lực lên tỷ giá cộng với những ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế đang lan tràn trên phạm vi toàn cầu, giá vàng, giá dầu biến động tăng mạnh, tác động của các
chính sách điều hành của nhà nước như chính sách thắt chặt tiền tệ,… và áp lực từ nguồn cung quá lớn, tất cả đều phản ánh vào TTCK. Do đó, đáy của các chỉ số chứng khoán trong giai đoạn này rơi vào ngày 24/02/2009, VN-Index đã giảm sâu còn 235.50
điểm và HNX-Index rơi xuống dưới mốc 100 điểm còn 78.06 điểm. Trong hai năm tiếp
theo 2010 và 2011, VN-Index và HNX-Index có những đợt phục hồi nhẹ nhưng xu
Biểu đồ 2.4: Biến động của VN-Index và khối lượng giao dịch giai đoạn 2006 -2011
Nguồn: Dữ liệu Metastock của www.vietwayedu.com Biểu đồ 2.5: Biến động của HNX-Index và khối lượng giao dịch giai đoạn 2006 - 2011
Kể từ năm 2006, TTCK VN đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tỷ lệ vốn hóa trên GDP vượt xa so với chiến lược phát triển của thị trường đến năm 2010 (ở mức 10-15% GDP). Cuối năm 2005, giá trị vốn hóa của TTCK VN là 9,598 tỷ đồng chiếm 1.21% GDP thì sang năm 2006 con số này đã tăng vượt bậc đạt 237,276 tỷ đồng tăng gần 25 lần và chiếm tới 22.7% GDP. Tỷ lệ vốn hóa trên GDP tiếp tục tăng lên mức trên 40% vào năm 2007. Trước biến động
của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống cịn 19.76% GDP. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt
đầu hồi phục, giá trị vốn hóa của TTCK VN năm 2009 tăng lên chiếm 37.71% GDP và
tiếp tục tăng vào năm 2010 đạt 726,000 tỷ đồng chiếm 39% GDP. Tuy nhiên, năm
2011, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước đã xuất hiện những dấu hiệu bất cập và cả tình hình kinh tế thế giới cũng có nhiều bất ổn ảnh hưởng đến dịng vốn, tâm lý e ngại giải ngân bao trùm toàn TTCK VN khiến giá trị giao dịch bình quân phiên giảm xuống cịn 992 tỷ đồng, vốn hóa thị trường chỉ cịn 537,505 tỷ đồng chiếm 27% GDP.
Bảng 2.2: Thống kê giá trị giao dịch, vốn hóa thị trường và % so với GDP giai đoạn 2006 - 2011
Thời gian Giá trị giao dịch bình quân phiên (tỷ đồng) Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) Vốn hóa so với GDP(%) 2006 401.84 237,276 22.70% 2007 1,562.21 492,900 40.00% 2008 1,615.79 225,935 19.76% 2009 2,872.75 620,551 37.71% 2010 2,480 726,000 39% 2011 992 537,505 27%
Với quy mô thị trường trong giai đoạn này, số lượng nhà đầu tư, công ty niêm yết, công ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ cũng tăng trưởng mạnh.
Biểu đồ 2.6: Số lượng nhà đầu tư giai đoạn 2006 - 2011
110,652 312,139 531,428 822,914 1,135,621 1,170,000 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Nếu như năm 2006, số nhà đầu tư tham gia thị trường là 110,652 thì đến năm 2009 tăng 7 lần đạt 822,914 nhà đầu tư. Không chỉ số lượng nhà đầu tư trong nước gia tăng qua các năm mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia thị trường ngày càng tăng, đặc biệt là kể từ năm 2006 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO. Khối đầu tư nước ngồi đã tham gia khá tích cực vào TTCK VN và đã dần trở thành một lực lượng quan trọng có ảnh hưởng khá lớn tới diễn biến thị trường. Trong số nhà đầu tư tham gia TTCK vào cuối năm 2009 có khoảng 98% là nhà đầu tư trong nước và 2% là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy chiếm 2% trong tổng số nhà đầu tư tham gia thị trường nhưng mức giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài là khá lớn. Đặc biệt vào tháng 5/2009, giá trị mua rịng của khối đầu tư nước ngồi chiếm tỷ trọng tới 34% giá trị giao dịch toàn thị trường. Theo thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khốn, tính
đến cuối năm 2010, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước đã đạt 1,032,413 tài
2011, số lượng tài khoản nhà đầu tư tham gia thị trường tiếp tục tăng lên đạt 1,170,000 tài khoản. 195 55 18 253 78 25 342 102 43 457 105 46 642 105 47 695 102 47 0 100 200 300 400 500 600 700 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.7: Số lượng công ty niêm yết, công ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ giai đoạn 2006 - 2011
Công ty niêm yết Cơng ty chứng khốn Cơng ty quản lý quỹ
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Nguồn cung hàng hóa trên thị trường ngày càng dồi dào khiến TTCK VN càng đa dạng đem đến nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có những thời điểm
nguồn cung tăng quá nhanh đã tạo ra áp lực làm “loãng” thị trường. Trong khi cuối năm 2005, số công ty niêm yết trên cả hai TTGDCK mới chỉ có 41, thế mà đến cuối năm 2006, con số này đã tăng lên 195 công ty niêm yết, như vậy đã tăng gấp 5 lần.
Trong chỉ một năm, TTGDCK TP.HCM và HN đã có thêm 154 cơng ty niêm yết. Đặc biệt số lượng công ty niêm yết tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm 2006. Sự chạy đua niêm yết của các cơng ty là do có sự thực hiện việc cắt giảm thuế theo Cơng văn số 10997/CV-BTC của Bộ Tài Chính ngày 08/09/2006 có nội dung là các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK sau ngày 31/12/2006 không được hưởng ưu
đãi miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp kể từ ngày lên
SGDCK TP.HCM có 302, trên SGDCK HN là 393 doanh nghiệp niêm yết. Nếu như năm 2000, TTCK VN mới chỉ có 6 cơng ty chứng khóan vốn điều lệ trung bình khơng q 50 tỷ đồng thì đến cuối năm 2009 cả nước đã có 105 cơng ty chứng khốn vốn điều lệ trung bình 175 tỷ đồng, trong đó có những cơng ty vốn lớn trên 1,000 tỷ đồng như Công ty CP chứng khốn Sài Gịn (SSI) 1,533 tỷ đồng, Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Á Châu (ACBS) 1,500 tỷ đồng ….
TTCK VN đã có sự tăng trưởng khơng chỉ về quy mơ niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Năm 2005, bình qn có 667,600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2.6 triệu đơn vị (tăng 3.93 lần), tiếp tục tăng lên 9.79 triệu và 18.07 triệu trong hai năm sau đó. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số tại thời điểm cuối năm, còn diễn biến cụ thể qua các năm có lúc thanh khoản đã suy giảm mạnh và duy trì ở mức yếu.