ĐVT: %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng 6,64 6,7 9,52 16,67 21,11 12,16 12,40
trưởng vốn HĐ 14,1
Nguồn: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8][9]
Năm 2012, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất 6 lần (5 lần từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012) với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm, lần lượt cho phép TCTD và khách hàng thỏa thuận lãi
suất huy động trên cơ sở cung cầu đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng và 6 tháng trở lên, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà các NHTM phải vượt qua. Tuy có tăng trưởng nhưng so với tốc độ huy động vốn so với năm 2011, tăng trưởng chỉ khoảng 6,7%. Các giải pháp huy động vốn được triển khai đều đặn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế như phát hành trái phiếu( bao gồm trái phiếu quốc tế) thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của các NHTM Việt Nam, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN, đến 31/12/2012, số dư huy động đạt 2.046.480 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,7%; tổng tài sản đạt 2.216.917 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,7% so với năm 2011. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện; Huy động vốn VNĐ chiếm tỷ trọng trên dưới 80%/ Tổng nguồn vốn.
Năm 2013, 2014, NHNN đã có những thận trọng hơn trong điều chỉnh lãi suất, mọi sự điều chỉnh được tính tốn cụ thể trong mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mơ và tình hình thanh khoản tại hệ thống các NHTM. Việc cẩn trọng trong việc điều chỉnh lãi suất không chỉ đưa ra những định hướng cho các chủ thể nền kinh tế, tạo điều kiện cho các NHTM đưa ra các mức lãi suất huy động hợp lý, ổn định được nguồn vốn huy động của các NHTM. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt lần lượt qua năm 2013 và 2014 là 9,52% và 16,67% một phần là do sức hút của các kênh đầu tư khác không cao( thị trường cổ phiếu, bất động sản sụt giảm và chứa đựng nhiều rủi ro..), việc gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an tồn và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các NHTM tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Tổng tài sản năm 2013 đạt 2.443.782 nghìn tỷ đồng tăng 11,02% so với năm 2012. Tính đến hết năm 2014, con số này năm 2014 là 2.822.961 nghìn tỷ đồng tăng 11,55% so với năm 2013.
Năm 2015, nhận thấy một số tín hiệu tích cực của thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang ấm dần, các chỉ số vĩ mô đã phục hồi khá tốt, sản xuất phục hồi khá, lạm phát thấp, lãi suất đồng USD tiếp tục duy trì mức thấp cũng như niềm tin kinh doanh và tiêu dùng phục hồi… là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam năm 2015 đang có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho tín dụng tăng trưởng, các ngân hàng đón đầu xu thế, chuẩn bị nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu thị trường là rất cần thiết.
Để chuẩn bị thêm nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng, ngày từ đầu năm, các ngân hàng đã tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm hút tiền gửi tiết kiệm như các ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và đồng thời phát triển hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 21,11% so với năm 2014, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn của thị trường.
Bước sang năm 2016, lãi suất huy động những tháng đầu năm tăng nhẹ bởi tác động của Dự thảo Thông tư 06 – là dự thảo sửa đổi Thông tư 36 quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm từ 60% xuống còn 40% cũng như định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ cao hơn năm trước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm nên phải tăng cường vốn đầu vào. Ngoài ra một số ngân hàng nợ xấu cao, tăng lãi suất huy động để có nguồn vốn đầu vào làm tấm đệm cho các khoản phải thu. Tuy nhiên từ thời điểm cuối tháng 5, lãi suất huy động đã có dấu hiệu ổn định trở lại, phổ biến ở mức 0,8-5,4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; và từ 5,4-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng. Lãi suất tiền gửi VND có xu hướng tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2016 do các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động diễn ra không đồng đều, tăng trưởng mạnh ở một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV.
Đi sâu vào từng ngân hàng thương mại, có thể thấy nếu xét về con số huy động tuyệt đối, các ngân hàng đã có tên tuổi với quy mô tài sản rất lớn và hệ thống chi nhánh lớn đang chiếm lĩnh thị trường vẫn tăng trưởng lượng tiền gửi nói chung dù một vài ngân hàng khơng ổn định trong 9 tháng đầu năm 2016. Có thể lấy ví dụ như những ngân hàng Ngân hàng Quân Đội (3%), Eximbank (4,8%), Sacombank (9,4%); tăng trưởng ở mức khá hơn thì có Techcombank, ACB (xoay quanh mức 15%); nhưng ngược lại, lượng huy động vốn của VPBank lại giảm gần 3% so với thời điểm cuối năm ngối. Ở một góc độ khác, có thể thấy được xu hướng người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn là các tổ chức kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9, lượng huy động từ dân cư tăng trưởng đến hơn 17% trong khi các tổ chức kinh tế chỉ tăng trưởng có 10,65%. Theo con số tính tốn tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của 9 NHTM năm 2016 là khoảng 12,16%.
Năm 2017, để hỗ trợ giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, áp lực đối với các NHTM là không hề nhỏ, tốc độ huy động vốn của các NHTM ln nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn ngành ngân hàng vẫn đạt 14,6%, tỷ lệ này với 9 NHTM trung bình trên 12%. Lãi suất cho vay có giảm đoi chút nhưng vẫn ổn định, tăng trưởng tín dụng đạt gần 17%. Nhóm ngân hàng có tốc độ gia tăng tiền gửi lớn nhất tập trung vào khối NH quốc doanh, dù đây khơng phải nhóm ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao so hệ thống, các NHTM nhìn chung lãi suất có cao hơn đơi chút một phần do áp lực phải tăng huy động vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản trong lúc tăng trưởng tín dụng ln ở mức cao hơn so với huy động vốn.
Bước sang năm 2018, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của hệ thống tăng trưởng ổn định so với năm 2017. Vốn huy động ước tăng 15% so với năm 2017, đối với 9 NHTM là trên 14%. Hình thức huy động vốn năm nay cũng đa dạng hơn. Một sản phẩm huy động vốn có nhiều sức hút tiếp tục được các ngân hàng triển khai trong cuộc đua huy động vốn hiện nay là chứng chỉ tiền gửi. Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VNĐ trên toàn hệ thống dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức. Mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, kỳ hạn 7 năm (84 tháng) với mức lãi suất rất hấp dẫn 8,5%/năm.
Nhìn chung lãi suất huy động 9 tháng đầu năm tương đối ổn định, tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm của các NHTM hấp dẫn trở lại trong những tháng cuối năm được các chuyên gia tài chính lý giải chủ yếu là do yếu tố mùa vụ. Theo đó, nhu cầu tín dụng thường có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm khi các doanh nghiệp bước vào chặng nước rút để hoàn thành kế hoạch năm. Trong khi nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế thời gian này cũng rất cao khi doanh nghiệp thường có xu hướng rút tiền để chi trả lương, thưởng cho người lao động; người dân cũng rút tiền để chi tiêu dịp tết. Vì vậy, các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động ngay từ bây giờ để dự phòng thanh khoản.
Tháng 9-2018, BIDV cũng chỉ điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 1, 2 và trên 13 tháng. Cụ thể, từ ngày 3/9, các mức lãi suất ở kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng được điều chỉnh tăng 0,2% lên 4,3%; trong khi kỳ hạn 13 tháng tăng 0,1% lên 6,8%. Ở khối NHTMCP, biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 9 hấp dẫn nhất ở mức trên 8%/năm mang đến nhiều cơ hội cho khách hàng gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, cũng như khối
NHTM Nhà nước, để hưởng mức lãi suất trên 8%, người gửi cũng phải chọn những kỳ hạn gửi dài từ 13 tháng trở lên.
3.2.2.2 Mức độ mở rộng và cơ cấu tín dụng tại các NHTM 3.2.2.2.1 Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng tại các NHTM
Trong số các 9 NHTM, có tới 4 NHTM có vai trị chủ lực trong nền kinh tế, 3 NHTM khác có mức vốn hóa trên 100 nghìn tỷ đồng, năm 2010 các NHTM đã tài trợ nhiều dự án lớn trọng điểm của Chính phủ, ngành, địa phương, góp phần vào cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ, đáp ứng tốt nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng GDP 6,78% của cả nước trong năm 2010.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2010 đạt 964.677 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay theo Nghị quyết 18 và 41, Chỉ thị 02, đạt trên 140 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đối với các khách hàng mới có quan hệ tín dụng trong năm 2010 đạt 120 nghìn tỷ đồng. ĐVT: Tỷ đồng 4000000 3521029 3500000 3005789 3000000 2536533 2500000 1858732 2146835 2000000 1387721 1584547 1500000 1160765 964677 1000000 500000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Nguồn: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9]
Quán triệt mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, các NHTM đã bước đẩu triển khai cơng tác chuyển đổi mơ hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế. Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Kết thúc năm 2011, tổng dư nợ cho vay và đẩu tư đạt 1.160.765 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và tập trung cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng
điểm quốc gia, có tiềm năng phát triển bền vững như các dự án điện, dầu khí, vệ tinh viễn thơng, xi măng, thép, than và khống sản...
Trong số các NHTM, VietinBank và Vietcombank là những ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nhiều chương trình tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất đối với các khu vực kinh tế được Chính phủ khuyến khích, bao gồm: Cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ & vừa, cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và cho vay công nghiệp hỗ trợ (với cơ cấu khoảng hơn 30%), cho vay phi sản xuất được hạn chế ở mức 8,5% tổng dư nợ.
Để chủ động cân đối vốn kinh doanh, các NHTM chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn (chiếm hơn 60% tồng dư nợ) và kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ theo quy định của NHNN (cơ cấu dư nợ ngoại tệ duy trì khoảng 18,4%). Chất lượng cho vay được kiểm soát tốt, nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp.