Hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 55 - 57)

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng

2.3.4 Hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tín dụng

dụng Hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ

Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng có được các thơng tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng các mục tiêu đã định.

Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm sốt bao gồm:

+ Kiểm sốt chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay... )

hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm sốt kế tốn cả các nghiệp vụ cho vay.

Hiệu quả quản lý tín dụng tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong q trình thực hiện một khoản tín dụng của cơng tác nội bộ để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Để kiểm sốt nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt nghiêm minh.

Hiệu lực của hệ thống quản lý rủi ro

Để nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý rủi ro, các NHTM cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau:

-Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Ngân hàng cần xác định được tầm nhìn,

mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản lý rủi ro phù hợp. Chiến lược quản lý rủi ro phải trả lời được 3 vấn đề quan trọng: 1) Thái độ đối với rủi ro tín dụng; 2) Mức độ chấp nhận rủi ro; 3) Năng lực hiện tại và tiềm năng của ngân hàng trong các lĩnh vực kinh doanh.

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách quản lý rủi ro tín

dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong q trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý rủi ro cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phịng. Chính sách phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn.

-Quản lý danh mục cho vay và thực hiện các báo cáo về rủi ro

Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề đề có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng được hiệu quả, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thơng tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt. Báo cáo định kỳ có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; Phân tích danh mục tín dụng, các trường hợp ngoại lệ…

-Phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm: (i) Khơng tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một

khu vực; (ii) Không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng; (iii) Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng; (iv) Cho vay đồng tài trợ; (v) Sử dụng các công cụ tín dụng phát sinh thơng qua Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap), Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options).

-Tổ chức quản lý rủi ro

Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro đơn giản tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng. Với những ngân hàng nhỏ, giám đốc điều hành có thể qn xuyến được tồn bộ hoạt động của ngân hàng thì khơng nhất thiết phải hình thành những phịng chức năng chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng mà chỉ cần một vài nhân viên chịu trách nhiệm đo lường, đánh giá mức độ rủi ro và trực tiếp báo cáo cho giám đốc. Tuy nhiên, tại những ngân hàng lớn với nhiều chi nhánh, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên trách quản lý rủi ro với nhiều cấp độ quản lý. Trong trường hợp này, có sự phân định rõ ràng ở từng cấp trong ngân hàng và quản lý rủi ro là quá trình thực hiện từ trên xuống và từ dưới lên. Tại cấp cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập và giới hạn rủi ro. Trong quá trình quản lý thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung của ngân hàng sẽ được cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng và cho những người quản lý có trách nhiệm. Những chỉ dẫn này bao gồm mục tiêu thu nhập, giới hạn rủi ro và các văn bản hướng dẫn chính sách quản lý rủi ro. Việc giám sát và lập báo cáo được định hướng từ dưới lên trên, bắt đầu từ giao dịch và kết thúc với những mức rủi ro đã được tổng hợp.

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w