Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của cafe chồn Việt Nam (Trang 43 - 50)

6. Những Khó khăn của việc kinh doanh sản phẩm cafe chồn hiện nay

7.5.2 Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất là khả năng tài chính của các nhà đầu tư Việt nam trong việc sản

xuất và kinh doanh café chồn . Nếu khả năng tài chính mạnh thì sẽ dễ dàng hơn

trong việc tiến hành đầu tư . Còn nếu khả năng tài chính yếu hoặc chưa đủ mạnh thì có thể dùng phương pháp liên kết hay hợp tác đầu tư . Có thế xây dưng một tập đoàn kinh doanh café chồn ? hay sử dụng thương hiệu vốn có của các doanh

nghiệp café hiện nay để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng , chẳng hạn khuyến

khích công ty Café Trung Nguyên đẩy mạnh kinh doanh café chồn với những ưu đãi từ phía chính phủ .

Thứ hai là khả năng của doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh, điều này phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực , đặc biệt là bộ phận lãnh đạo . Nếu

nguồn nhân lực tốt thì khả năng nhận thức cũng như tiếp cận với thị trường của

doanh nghiệp sẽ rất cao , và doanh nghiệp càng nâng cao khả năng thành công của doanh nghiệp mình đối với sản phẩm café chồn .

Thứ ba là sự quan tâm cũng chính phủ đối với ngành này như thế nào , có đủ

sức để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và kinh doanh mặt hàng

Thứ tư , những hành động cụ thể từ phía doanh nghiệp và chính phủ trong

việc kích thích tiêu dùng của người dân và tạo động lực thúc đẩy các nhà sản xuất

nhỏ lẻ tập trung về một mối, thiết lập hệ thống sản xuất thống nhất .

Thật vậy, các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng

thực thi của việc đầu tư kinh doanh sản xuất mặt hàng café chồn Việt Nam , nếu

các yếu tố này đa phần được đảm bảo thì sự phát triển trong tương lai của ngành sẽ

được vững chắc hơn .Và đồng thời nó cũng là tiền đề cho việc kinh doanh mặt

hàng café chồn Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai .

7.6 Khách hàng :

Trong mô hình này, khách hàng là đối tượng trung tâm nhất mà những đối tượng khác muốn tác động đến . Các hành vi của nhà sản xuất, nhà phân phối hay doanh nghiệp đều nhằm mục đích tìm cho mình càng nhiều khách hàng càng tốt .Họ luôn mong muốn tạo ra những dòng sản phẩm café chồn phù hợp với nhu cầu , sở thích , và khả năng của người tiêu dùng để tiêu thụ được số lượng tối đa có thể .

Vậy còn từ phía khách hàng , họ là ai và họ sẽ là những người tiêu dùng như

thế nào . Ta có thể phân khách hàng ra làm ba đối tượng : một là đối tượng không

bao giờ tiêu thụ sản phẩm xa xỉ , hai là đối tượng luôn cân nhắc khi sử dụng các sản phẩm xa xỉ , và thứ ba là đối tượng có thể tùy ý tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ .

Thứ nhất , đối tượng không bao giờ tiêu thụ sản phẩm xa xỉ : nhắc đến đây, ắt hẳn sẽ có nhiều ý nghĩ cho rằng chúng ta nên bỏ qua đối tượng này , vì họ sẽ

chẳng bao giờ mua café chồn để uống , do đó nếu cứ sản xuất và kinh doanh nhắm

vào đối tượng này sẽ tốn nhiều thời gian , tiền bạc và công sức nhưng cuối cùng

chẳng thu được nguồn lợi gì . Tuy nhiên theo mô hình, chúng ta hoàn toàn có thể

tiếp tục chú ý đến họ vì hai nguyên nhân , thứ nhất , từ sâu trong nhu cầu của họ ,

họ vẫn luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm xa xỉ như thế này , chỉ vì

thu nhập không cho phép nên họ mới không nghĩ tới việc sử dụng mà thôi . Thứ hai, ta có thể sử dụng cách loại bỏ tính chất xa xỉ trong mặt hàng café chồn này

bằng cách pha trộn theo một tỉ lệ nhất định để café chồn hạ giá xuống mức thấp

nhất có thể, nhưng vẫn còn có thể khiến cho người tiêu dùng cảm thấy được hương vị của café chồn , song song đó cải tiến kĩ thuật , hạ giá thành sản phẩm café chồn ( đây mới là cách hữu hiệu lâu dài nhất) .

Thứ hai là đối tượng luôn cân nhắc khi sử dụng các sản phẩm xa xỉ : với đối tượng khách hàng này thì ta vẫn có thể áp dụng cách thức như đối với đối tượng không bao giờ tiêu thụ sản phẩm xa xỉ , nhưng phương pháp tốt nhất vẫn là

áp dụng những biện pháp kích thích tiêu dùng . Bởi lẽ khi học đang cân nhắc giữa

2 bên mua và không mua, nếu ta dùng một bàn tay vô hình nào đó kéo họ về bên mua thì ta đã có thể tiêu thụ được sản phẩm . Bàn tay vô hình ở đây có thể là Quảng cáo , có thể là chất lượng , mẫu mã , thương hiệu , trí tò mò…. Dù là gì đi nữa thì Doanh nghiệp vẫn phải luôn tập trung đến việc cải tiến kĩ thuật , tăng năng

suất, nâng cao chất lượng sản phẩm , đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu , để

Thứ ba là đối tượng có thể tùy ý tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ : đây là đối tượng mà chúng ta có thể khác dễ dàng tiếp cận , bất chấp giá cả cao như thế nào

họ vẫn có khả năng sử dụng . Do đó việc chúng ta đẩy mạnh thương hiệu và nâng

cao chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất . Một khi café chồn đã có thương

hiệu riêng cho mình , thì với chất lượng vốn có chắc chắn nó sẽ đánh bại được các

đối thủ khác để chiếm lĩnh đối tượng khách hàng này.

Trên đây là các đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nên phân chia và nhận biết để đưa ra được những phương pháp , cách thức tiếp cận cụ thể . Nhưng sự

nhận biết được là một điều không dễ dàng , do vậy ta chỉ có thể nhìn nhận một

cách tương đối và sử dụng phương cách dự đoán . Chẳng hạn khách hàng là khách

du lịch tại các khu resort cao cấp , ta đưa họ vào đối tượng khách hàng loại ba . Còn khách hàng là công nhân làm việc tại các nhà máy có thể đưa vào loại một , còn loại hai có thể là các khách hàng thường xuyên lui tới các tụ điểm café …. Đó

chỉ là những ví dụ sơ bộ , còn cụ thể và chi tiết hơn còn tùy thuộc vào công tác

điều tra thị trường của từng doanh nghiệp

8. Đánh giá mô hình kinh doanh rubic hiệu quả : 8.1 Ưu điểm : 8.1 Ưu điểm :

Trước hết , mô hình này là một mô hình nghiêng về các vấn đề thực tiễn trong kinh doanh nhiều hơn . Nó không những giúp Doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh café chồn hiện nay như thế nào mà còn đề ra những giải pháp

, biện pháp , cách thức sơ bộ và hướng đi cho ngành kinh doanh café chồn trong

tương lai . Đặc biệt , mô hình đề cao sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong

một dây chuyền sản xuất và một hệ thống kinh doanh . Các đối tượng này được gán ghép cho các mặt của một khối Rubic , nếu hiểu rõ ràng ,sâu sắc về từng đối tượng và mối quan hệ của chúng sẽ giúp cho các nhà kinh doanh có được tiền đề và cơ sở lý thuyết vững chắc khi bước vào kinh doanh mặt hàng này .

Ngoài ra , đây có thể sẽ trở thành mô hình chung cho nhiều ngành kinh doanh khác nhau, tùy vào từng ngành, từng mặt hàng cụ thể mà thay đổi một số nội dung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh và tình hình thị trường ứng với thời điểm kinh doanh .

Hơn thế nữa , mô hình đang dần dần khắc phục hiện trạng kinh doanh ngành café của Việt Nam hiện tại . Dù là Quốc gia xuất khẩu café hàng đầu thế giới nhưng tên tuổi của café nước ta thật sự chưa thể chiếm lĩnh và nổi tiếng đúng

nghĩa . Đặc biệt chúng ta chỉ xuất khẩu hàng thô là chủ yếu , điều này giúp các

nước khác có nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành các mặt hàng café nổi tiếng thế giới , trong khi café Việt vẫn chưa trở thành thương hiệu .

Nếu mô hình được áp dụng thành công, không những tạo ra một ngành kinh doanh chuyên sâu mới , mà còn góp phần làm gia tăng nguồn thu xuất khẩu , biết đâu đó sẽ tạo dựng nên được một thương hiệu Việt thực sự trong con mắt của bạn bè thế giới , trong nó sẽ chứa đựng văn hóa Việt , và mỗi khi nhắc đến café chồn người ta sẽ nhắc ngay đến việt Nam .

Thật vậy, đây không phải là một mô hình định lượng , mà nó chỉ là một mô hình định tính, được kết hợp từ các nguồn kiến thức khác nhau , đặc biệt là kiến

thức kinh tế vĩ mô và Quản trị học . Nếu để ý kĩ , chúng ta có thể thấy được rằng

đây là một mô hình mang tính chất Quốc gia với sự hợp tác , liên kết giữa Chính

Phủ , nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp, nhà phân phối , khách hàng cộng với các

yếu tố khách quan và chủ quan

8.2 Nhược điểm :

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của mô hình chúng ta dễ dàng nhận thấy

được các khuyết điểm từ bên trong của nó, đó là việc thực hiện mối liên kết hài

hòa giữa các đối tượng trên không phải là điều dễ dàng thực hiện được nếu không có sự tự nhận thức của các đối tượng .

Trong mô hình, vai trò của chính phủ thực sự được đề cao , nếu chính phủ có được những chính sách phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho mô hình thực hiện thành công còn nếu không thì những mong muốn cao xa hơn như tạo dựng thương hiệu Quốc tế sẽ khó trở thành hiện thực

9. Kết quả kỳ vọng của đề tài :

Việt nam trở thành 1 nước sản xuất và xuất khẩu café chồn nổi tiếng thế giới ,đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu café Việt trên trường quốc tế

Biến ước mơ được thưởng thức café chồn của người dân với giá cả phù hợp trở thành hiện thực – đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thiết lập Mô hình kinh doanh café chồn , đưa café chồn việt nam lên ngôi vị hoàng đế. Mô hình bao gồm :

Dây chuyền sản xuất café chồn,từ đó tăng sản lượng café chồn.

Điều này làm cho mặt bằng giá cả hạ xuống ở mức vừa phải( không quá rẻ

như các loại café trên thị trường, nhưng không quá đắt đến mức khiến café chồn

chỉ là giấc mơ đối với đa số tầng lớp dân cư), làm café chồn thể hiện được đẳng

cấp cafe.

Giải quyết đầu ra cho café chồn :

Hình thành chiến lược cả về giá cả lẫn tạo dựng thương hiệu café chồn.

Xác định thị trường chiến lược : trong và ngoài nước mà những nhà kinh doanh,

sản xuất café chồn đánh mạnh để giành thế thượng phong.

Sự phát triển của ngành kinh doanh café chồn gây ra hiệu ứng tác động đến các ngành kinh doanh khác :

Ngành kinh doanh : xuất khẩu café chồn, nguyên liệu, máy móc chế biến

Ngành kinh doanh sử dụng da, lông, thịt chồn làm nguyên liệu.

Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động…

10. Hướng mở rộng đề tài :

Như trên ta đã đề cập ,đề tài này có thể được đào sâu nghiên cứu thêm , đồng thời có thể mở rộng sang các lĩnh vực nghiên cứu khác như nông nghiệp, xã hội nhân văn,… chẳng hạn : nghiên cứu về việc sản xuất cafe chồn ( trong lĩnh vực nông nghiệp) , Marketing trong kinh doanh cafe chồn , Nghiên cứu về vấn đề tài chính trong các Doanh nghiệp kinh doanh cafe chồn , Vấn đề về Xuất nhập khẩu cafe chồn, Quản trị doanh nghiệp kinh doanh cafe chồn ... ( trong lĩnh vực kinh tế) , vấn đề về việc xây dựng văn hóa Việt trong sản phẩm cafe chồn ...( trong lĩnh vực xã hội nhân văn)...

Trên hết , ta có thể xoáy vào trọng tâm của đề tài đó là mô hình kinh doanh Rubic hiệu quả . Nội dung của mô hình đã được nêu khá cơ bản trong đề tài nhưng để có thể chi tiết hơn, cụ thể hơn , và để dễ dàng áp dụng vào thực tế kinh doanh ta cần nghiên cứu kĩ hơn nữa, và đặc biệt nghiên cứu sâu hơn ở các bước tiến hành thực hiện mô hình , cụ thể hóa hành vi của từng nhân tố , đối tượng tác động vào hiệu quả sản xuất kinh doanh café chồn .

Trong khuôn khổ cho phép của một bài nghiên cứu , chúng tôi chỉ có thể nêu những nét cơ bản và cô đọng nhất . Và trong tương lai gần chúng ta có thể tiếp tục hoàn thiện đ ề tài thành một dự án thực tiễn có hiệu quả cao , mang lại những nguồn lợi to lớn cho đất nước .

TƯ LIỆU THAM KHẢO + Website: +Báo Cần Thơ(31/03/2009) +Báo Nông nghiệp(22-10-2009) +Báo KHPT Thứ 6 (30-10-2009)

+Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hcm +150 Bảng khảo sát ý kiến khách hàng về café chồn

+ Sách marketing căn bản Đại Học Kinh tế

+ Sách marketing quốc tế - nhà XB Lao Động – Chủ biên Nguyễn Đông Phong

Mục lục

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ... 1

1.Lý do chọn đề tài ... 1

2.Mục tiêu nghiên cứu ... 1

3.Phương pháp nghiên cứu ... 2

4.Nội dung nghiên cứu ... 2

5. Đóng góp của đề tài ... . 2

6. Hướng phát triển của đề tài. ... .... 2

PHẦN A ... 3

1.Tìm hiểu về loại chồn Hương ... 3

1.1 Thông tin tổng quát ... 3

1.2 Thông tin chi tiết về chồn hương ... 4

1.2.1 Đặc điểm ... 4

1.2.2 Giá trị ... 5

1.2.3 Thực trạng ... 5

1.2.4 Chuồng trại ... 6

1.2.5 Chọn giống và thời vụ nuôi thịt ... 6

1.2.6 Chăm sóc, nuôi dưỡng ... 7

1.2.7 Vệ sinh chuồng trại ... 7

1.2.8 Phòng và trị bệnh ... 8

2. Các vùng kinh tế, và địa phương trồng café ở Việt Nam ... 8

2.1 Robusta ... 8

2.2 Arabica ... 9

2.2.1 Moka ... 9

2.2.2 Catimor ... 9

2.3Cheri (café mít ) ... 9

3. Quy trình sản xuất café chồn ... 9

4. Tổng quan đề xuất một số giải pháp để phát triển việc sản xuất và kinh doanh cafe chồn ... 11

PHẦN B ... 12

Kết quả khảo sát tình hình về sự hiểu biết và nhu cầu thực tế của người dân ... 12

PHẦN C ... 21

5. Thuận lợi của việc kinh doanh mặt hàng café chồn ở Việt Nam hiện nay ... 22

5.1 Có điều kiện thuận lợi để sản xuất café chồn ... 23

5.2 Nhu cầu thưởng thức café tăng cao . Do đó, quy mô thị trường rộng lớn và thuận lợi để cung ứng sản phẩm ... 23

5.3 Nhà doanh nghiệp cafe phong phú ... 25

5.4 Phương tiện truyền tải thông tin phát triển ... 25

5.5 Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ... 26

6. Những Khó khăn của việc kinh doanh sản phẩm cafe chồn hiện nay ... 26

6.1 Sản xuất còn rời rạc , chưa có sự kết nối ... 27

6.2 Lượng cung ứng quá ít ... 27

6.3 Giá cả xa xỉ so với mức sống người Việt , chất lượng chưa được đảm bảo ... 28

6.4 Chiến lược marketing không hiệu quả ... 28

6.5 Chưa có thương hiệu riêng28 7. Mô hình kinh doanh RUBIC hiệu quả ... 29

7.1 Nhà sản xuất ... 31

7.1.1 Phương pháp sản xuất nội địa ... 31

7.1.2Phương pháp sản xuất kết hợp ... 31

7.2 Doanh nghiệp ... 33

7.2.1 Chiến lược Marketing sơ bộ ... 33

7.2.2Phân khúc thị trường ... 35

7.2.2.1 Thị trường trong nước ... 35

7.2.2.1.1Về đối tượng khách hàng ... 35

7.2.2.1.2Về khu vực kinh doanh ... 36

7.2.2.2 Thị trường nước ngoài ... 37

7.3 Nhà phân phối ... 38

7.4 Chính phủ ... 40

7.5 Các yếu tố khách quan và chủ quan ... 43

7.5.1 Các yếu tố khách quan ... 43

7.5.2 Các yếu tố chủ quan ... 43

7.6 Khách hàng ... 44

8. Đánh giá mô hình kinh doanh rubic hiệu quả ... 45

8.1 Ưu điểm ... 45

8.2 Nhược điểm ... 46

9. Kết quả kỳ vọng của đề tài ... 46

Một phần của tài liệu Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của cafe chồn Việt Nam (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)