.1 Phương pháp sản xuất nội địa

Một phần của tài liệu Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của cafe chồn Việt Nam (Trang 31 - 50)

6. Những Khó khăn của việc kinh doanh sản phẩm cafe chồn hiện nay

7.1 .1 Phương pháp sản xuất nội địa

Là phương pháp sản xuất sử dụng tối đa những nguồn lực vốn có tại địa phương để tạo ra sản phẩm .

Cụ thể, khi tiến hành sản xuất , ta chỉ dựa vào điều kiện ở địa phương mà tiến hành toàn bộ quy trình sản xuất ,từ khâu nuôi chồn , thu hoạch café và xây dựng các chuồng trại . Chẳng hạn ở một tỉnh thành nào đó như Lâm Đồng, nhà sản

xuất sẽ sử dụng café trồng tại đó, tiến hành xây dựng khu nuôi chồn riêng và đến

thời điểm thích hợp đưa café tại địa phương đến khu nuôi chồn làm thức ăn cho

chúng và thu hoạch sản phẩm đưa đi xử lý .

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí vận chuyển xa , linh động trong nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra , tận dụng được nguồn nhân công địa

phương , sản phẩm tạo ra mang hơi hướng đặc sản địa phương , tạo điều kiện cho

nhiều ngành tại khu vực cùng phát triển như ngành trồng café , nuôi chồn,… Tuy

nhiên khuyết điểm là không tối đa hóa được năng suất sản xuất , không tạo dựng nên được mối liên kết hợp tác giữa các vùng , miền và quan trọng là không đa dạng hóa được sản phẩm .

Phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm đáng được nhắc đến nhưng nhược điểm cũng không phải là ít , đây cũng là phương pháp mà hiện nay đang được

thịnh hành ở nhiều nơi . Nhưng đôi khi một cách thức phổ biến lại không phải là

cách thức tốt nhất . Điều này chúng ta sẽ đề cập lại sau khi nghiên cứu đến phương pháp thứ hai .

Là phương pháp sản xuất kết hợp giữa việc chuyên môn hóa yếu tố sản xuất

địa phương và yếu tố sản xuất chuyên môn hóa của địa phương khác .

Nhìn chung , đây là một phương pháp hay khi biết tận dụng lợi thế so sánh

của địa phương mình để cùng lợi thế của một nơi khác tạo ra một sản phẩm với

các yếu tố đầu vào tốt nhất . Cụ thể, giả sử như Lâm Đồng có điều kiện nuôi chồn tốt hơn ở ĐakLak , nên đã tập trung vào nuôi chồn . Còn Đaklak có lợi thế hơn về

việc trồng café nên chỉ chuyên môn hóa café mà thôi , sau đó sẽ vận chuyển đến

Lâm Đồng để làm thức ăn cho chồn tại đó . Như vậy, sản phẩm thu hoạch được sẽ là sự kết hợp lợi thế của cả hai vùng , tạo công ăn việc làm cho cả hai nơi, tối đa hóa năng suất sản xuất , điều này có lợi cho đôi bên và nâng cao hiệu quả sản xuất . Phương pháp này được áp dụng giống như trong lĩnh vực xuất khẩu cung lợi thế so sánh.

Tuy nhiên , để vận chuyển café từ Đaklak đến Lâm Đồng thì khoản chi phí bỏ ra không nhỏ chút nào , do đó sẽ tốn kém hơn trong khâu vận chuyển , đôi khi không

thể linh động được trong những tình huống bất ngờ như thiên tai , tai nạn… và

quan trọng là có nhiều khả năng xảy ra sự bất đồng quan điểm hay sự phân phối không công bằng , những tranh chấp giữa các địa phương khi hợp đồng không rõ ràng hay ảnh hưởng đến quyền lợi của một bên.

Điều hiển nhiên là không một phương pháp nào mà không có những ưu, nhược điểm riêng . Để lựa chọn nên được một phương pháp sản xuất thích hợp trong khuôn khổ và điều kiện của mình, các nhà sản xuất nên xem xét kỹ lưỡng và

thận trọng khi quyết định tiến hành sản xuất . Nhưng theo quan điểm của chúng

tôi, phương pháp thứ hai là phương pháp mà một nhà kinh tế nên lựa chọn, bởi lẽ

nó tạo ra một năng suất cao nhất với lợi nhuận cao nhất , điều quan trọng là chúng

ta có thể tận dụng tối đa lợi thế của địa phương . Mà đối với một nhà kinh tế thì lợi

nhuận là mục tiêu hàng đầu , hơn nữa đã bước vào môi trường kinh tế, thì những

rủi ro trên là có thể chấp nhận được ,trong khi chúng ta hoàn toàn có khả năng

khắc phục được những nhược điểm của phương pháp thứ hai .

Đã đến lúc quy mô sản xuất sản phẩm café chồn cần được nhân lên trong khi điều kiện sản xuất của chúng ta có thừa so với nhiều quốc gia khác . Tại sao chúng

ta lại không tận dụng một cách triệt để lợi thế của mình để tạo ra một lượng cung

ứng lớn sản phẩm café chồn . Nói đến đây, ắt hẳn sẽ có người phản bác lại rằng

nếu không có ai chịu tiếp nhận lượng cung ứng để bán hay tiến hành phân phối thì

sản phẩm mà chúng ta sản xuất ra sẽ trở nên thừa thải và mọi sự cố gắng khi chúng ta mở rộng quy mô sẽ trở nên vô ích . Điều này đúng , nhưng một khi mô hình Rubic này thành công , mối tương trợ giữa các đối tượng hình thành thì khó khăn trên chắc chắn sẽ được khắc phục . Hơn thế, nếu quy mô mở rộng, sản xuất hàng loạt ,số lượng sản phẩm sản xuất nhiều, thì chắc chắn giá thành sẽ giảm một cách đáng kể và giá của sản phẩm trên thị trường sẽ giảm , cầu sẽ tăng , lợi nhuận chúng ta thu được sẽ tăng . Theo lý thuyết thì là như vậy nhưng có làm được hay không còn phụ thuộc vào hiệu quả tác động của các yếu tố khác như marketing, chính sách hỗ trợ từ chính phủ , từ doanh nghiệp …..Vậy doanh nghiệp cần phải

làm gì ? Cần tiếp nhận nguồn sản phẩm ra sao và cần đưa ra những chiến lược như thế nào ? Chúng ta sẽ tiếp tục đi nghiên cứu .

7.2 Doanh nghiệp :

Ở đây , chúng ta tách biệt giữa nhà doanh nghiệp và nhà phân phối bởi ta xem như nhà doanh nghiệp là trung tâm chế biến ra mặt hàng của công ty , đồng thời đưa sản phẩm ra thị trường bằng cách tung sản phẩm đến với những nhà phân phối hay các cửa hàng bán lẽ . Công việc của cả hai đối tượng dù liên quan với nhau chặt chẽ nhưng nó sẽ rất khác nhau ở nhiều khâu như là quảng bá , xây dựng hình tượng , …

Trước hết trong phần này ta chỉ đi nghiên cứu về phía Doanh nghiệp lớn , trung tâm đầu não tiếp nhận nguồn sản phẩm thô từ phía nhà sản xuất , rồi hình thành khu chế xuất ch ế biến thành sản phẩm độc quyền của công ty theo những tiêu chuẩn chất lượng , mẫu mã , đóng gói ..riêng mang thương hiệu của công ty nhưng cũng dựa trên sản phẩm bán ra .Ở đây chúng ta chỉ đi nghiên cứu doanh nghiệp chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất là café chồn .

Lấy được nguồn sản phẩm thô với giá rẻ , thì khi tiến hành chế biến lại , đóng gói lại , doanh nghiệp sẽ có thế kinh doanh mặt hàng café chồn với giá hợp lý và thấp nhất có thể.Từ đó , có thể thu hút được những đối tượng khách hàng của mình .Để làm được điều này, nhất thiết doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả . Chúng ta sẽ đi xem xét một chiến lược kinh doanh tổng thể về việc kinh doanh café chồn .

7.2.1 Chiến lược Marketing sơ bộ :

Rõ ràng , một sản phẩm muốn phát triển với quy mô lớn thì điều quan trọng hàng đầu là phải có được một nhãn hiệu riêng trước khi muốn xấy dựng thương hiệu .

Do đó, tên gọi của sản phẩm café chồn là hết sức quan trọng , tên được đặt sao cho

Café

chồn

Có nhãn hiệu riêng và độc đáo

Kiểu dáng, mẫu mã đẹp

Quảng cáo, Pr hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng Bộ phận marketing được huấn luyện chuyên nghiệp, bài bản

Tìm kiếm ý tưởng khách hàng và các đối tượng quan tâm

nghe độc đáo, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng nhưng phải phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa

Việt Nam . Đặc biệt , với sản phẩm café chồn ta lại càng dễ dàng hơn khi chọn

một cái tên sao cho gây được sự tò mò từ phía người tiêu dùng bởi bản chất cái tên

café chồn đã rất đặc trưng rồi, đã có thể kích thích sự mong muốn khám phá xem

thử sản phẩm này là gì từ phía khách hàng . Tuy nhiên , việc lựa chọn tên sản

phẩm cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp cũng như mục tiêu hoạt động trong tương lai .

Tên đã có, việc quảng bá làm sao cho cái tên này đến được với khách hàng lại là chuyện khác , điều này còn tùy thuộc vào khả năng của từng công ty , cả về mặt tài chính lẫn nhân lực . Nếu doanh nghiệp có đầy đủ cả 2 yếu tố trên thì việc quảng bá cho sản phẩm trở nên vô cùng thuận lợi . Thế nhưng không phải doanh

nghiệp nào cũng có khả năng tốt về cả hai mặt trên , do đó tùy theo điều kiện cụ

thể của mình mà tiến hành công tác Pr cho phù hợp . Với giả thiết doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên , ta xét thấy doanh nghiệp thật sự cần thiết khi đưa tên tuổi café chồn lên các mặt báo, tivi, internet , spam, … Bên cạnh đó, để góp phần làm tăng vị thế của mình trên thị trường doanh nghiệp có thể tổ chức thêm các hoạt động quảng bá bằng cách tài trợ cho một

chương trình nào đó, tham gia hội chợ triễn lãm, các buổi họp báo,…. Bằng cách

này hay cách khác , rõ ràng doanh nghiệp đang từng bước đưa tên tuổi của sản phẩm café chồn ra thị trường . Điều này nói thì dễ nhưng làm thì không dễ chút nào , do đó chúng ta cần một đội ngũ quản lý có hướng nhìn xa và nhân viên marketing được đào tạo một cách chuyên nghiệp , bài bản…. Đội ngũ này cần lên công tác Pr sao cho phù hợp với tình hình tài chính phân bổ cho marketing tại doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển . Ta có thể phân ra làm 3 thời kỳ kinh doanh với 3 mức độ Pr thích hợp :

Thời kỳ đầu : giai đoạn bắt đầu kinh doanh , đây là giai đoạn ít người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp , do đó việc đẩy mạnh công tác quảng bá sản

phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu , giai đoạn này doanh nghiệp cần chấp nhận các

khoản lỗ cần thiết để tên tuổi café chồn được nâng rộng trên thị trường . Tóm lại

đây là thời kỳ mà mức độ quảng bá tên tuổi và chất lượng sản phẩm đạt cao nhất . Thời kỳ giữa : là giai đoạn mà tên tuổi sản phẩm đã lan rộng, công tác Pr vẫn phải tiếp tục dù đã có nhiều người biết đến nó . Tuy nhiên giai đoạn này không còn quảng bá rầm rộ nữa mà chỉ dừng ở mức độ an toàn , đủ để giữ tên tuổi

của sản phẩm trên thị trường , tuyệt nhiên không được im lặng trong một thời gian

dài để tránh tình trạng phải quay về thời kì đầu .

Thời kì thoái trào: đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm cho doanh nghiệp , vì lúc này sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp mới cùng kinh doanh mặt hàng này hoặc

mặt hàng thay thế tương đương và công tác Pr của doanh nghiệp đang khựng lại vì

tên tuổi của sản phẩm đã có. Nên nếu doanh nghiệp không bình tĩnh sẽ rất dễ dàng bị mất hết thị phần , bởi lẽ khách hàng thường hay bị kích thích trí tò mò với

những sản phẩm mới có khuyến mãi… Do vậy, điều mà doanh nghiệp cần làm là

vực dậy tên tuổi bằng nhiều biện pháp marketing như khuyến mãi, giảm giá, thay

xuất hiện trên thị trường thì tên tuổi sản phẩm của doanh nghiệp vẫn luôn đứng

vững vì chúng ta đã có thương hiệu riêng nên người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn khi

tiêu dùng sản phẩm của ta.

Tốt hơn hết là Doanh nghiệp cần cố gắng duy trì đỉnh điếm sự phát triển của mình càng lâu càng tốt , vì nếu tên tuổi sản phẩm đã thấm sâu vào người tiêu dùng thì khi quay lại quảng bá sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì khách hàng vẫn sẽ nhớ đến

thương hiệu café chồn của doanh nghiệp , lúc này ta chỉ cần làm mới nó sao cho

lại tiếp tục gây kích thích với khách hàng .

Dù quảng bá rầm rộ thế nào thì chất lượng sản phẩm vẫn luôn phải được đặt lên hàng đầu , điều này phụ thuộc nhiều vào tình trạng sản xuất của nhà sản xuất và công tác chế biến lại của doanh nghiệp trong khu chế xuất.

7.2.2 Phân khúc thị trường:

Phân khúc thị trường là một cách thức kinh doanh rất phổ biến hiện nay , tùy vào loại sản phẩm , giá cả sản phẩm như thế nào mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình những đối tượng khách hàng phù hợp nhất . Đối với sản phẩm café chồn , thì

hiện nay chúng ta nên phân khúc một cách rõ nét nhất có thể bởi lẽ giá sản phẩm

này quá cao so với thu nhập thực tế của người Việt Nam . Chúng ta có thể phân làm 2 loại thị trường : thị trường trong nước và thị trường ngoài nước . Trong mỗi

loại thị trường chúng ta lại tiếp tục phân chia ra làm các đối tượng khách hàng và

khu vực kinh doanh khác nhau .

7.2.2.1 Thị trường trong nước :

Hiện nay , nước ta vẫn là một quốc gia đang phát triển, thu nhập còn thấp so với thế giới, do đó khả năng chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp còn hạn chế .Chính

vì vậy , việc phân chia đối tượng khách hàng là cần thiết . Cụ thể , ta sẽ phân ra

thành 3 đối tượng khách hàng và 3 khu vực kinh doanh . 7.2.2.1.1 Về đối tượng khách hàng :

Ta phân làm 3 nhóm là nhóm khách hàng có thu nhập thấp , nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và nhóm khách hàng có thu nhập cao . Cũng từ đây,

ta sẽ có được 3 dạng công thức pha chế café chồn cho phù hợp , để tạo ra được 3

mức giá bán phù hợp với 3 nhóm nêu trên . Trở lại phần trước chúng ta đã từng đề

cập đến sự pha trộn café chồn với các loại café thông thường khác . Điều này theo

lý thuyết là không có lợi cho người tiêu dùng , nhưng trên thực tế nếu ta công khai tỷ lệ pha trộn để bán với mức giá thích hợp với tỷ lệ đó , thì việc pha trộn café chồn là có lợi .

Cái lợi đầu tiên phải kể đến mức giá , khi ta pha trộn như vậy thì hiển nhiên giá café chồn pha trộn đó sẽ thấp hơn giá café chồn nguyên chất , còn thấp hơn bao nhiêu là do tỷ lệ pha như thế nào , và mặt hàng café nào được pha vào . Khi giá thấp hơn thì sẽ phù hợp với khả năng tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng mà chúng ta muốn hướng đến . Điều này sẽ dẫn đến lượng hàng bán được sẽ tăng lên và lợi nhuận doanh nghiệp tăng .

Không những thế , mà sự pha trộn này còn giúp cho những khách hàng hoàn toàn không có điều kiện uống loại café chồn có thể thưởng thức nó ,mặc dù hương

tượng khách hàng ấy vẫn cảm thấy thỏa mãn và chấp nhận tiêu dùng ( sự pha trộn được công khai theo tỷ lệ trên bao bỉ sản phẩm) . Thiết nghĩ , sẽ có ý kiến cho rằng

việc chúng tôi đưa ra luận điểm là pha trộn là quá thực dụng , nhưng nếu một công

việc mà không những có lợi cho nhà sản xuất mà còn có lợi cho nhiều đối tượng

khách hàng khác nhau thì công việc đó là hoàn toàn đúng đắn, tại sao chúng ta không thực hiện nó ? Trên thị trường cũng đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này phục vụ cho sản phẩm của họ .

Tùy từng nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đưa ra mức pha trộn cho phù

hợp nhưng vẫn nên đảm bảo nguyên tắc không quá bán (không quá 50% sản phẩm

Một phần của tài liệu Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của cafe chồn Việt Nam (Trang 31 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)