TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trong thập niên 90 của thế kỷ 20 khi Việt Nam chưa có thị trường chứng khốn, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng theo chiều hướng ngày càng chậm lại, xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do qui mô tăng vốn không đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Từ thực tế này, Chính phủ Việt Nam đã khẩn trương xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia. Q trình hình thành thị trường chứng khốn Việt Nam tóm lược như sau:
- Năm 1992 thành lập tổ nghiên cứu đề án thành lập thị trường vốn Việt Nam thuộc Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước;
- Năm 1993 ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về lĩnh vực thị trường chứng khoán là Ban thị trường vốn;
- Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP về việc thành lập UBCKNN trược thuộc Chính phủ với chức năng quản lý các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam;
- Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ – CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán về việc thành lập hai TTGDCK Hà Nội và TP.HCM; - Ngày 20/7/2000 ghi nhận một sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tài chính – thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời với việc khai trương TTGDCK TP.HCM. Ngày 28/7/2000 TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên với sự góp mặt của 2 cổ phiếu REE và SAM với tổng vốn điều lệ 270 tỷ đồng.
Kể từ khi TTGDCK TP.HCM đi vào hoạt động cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam được tổ chức giao dịch ở hai sở giao dịch chứng khoán: TP.HCM và Hà Nội, số lượng công ty niêm yết trên hai sàn này ngày càng gia tăng, hàng hóa trên thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam hiện tại chỉ giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các hoạt động đầu tư tài chính ngày càng đa dạng hơn, vì vậy cũng đã dẫn đến nhiều sự thay đổi trong môi trường pháp lý về các quy định kế toán để đáp ứng được nhu cầu thông tin về các hoạt động này.
2.2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CHI PHỐI KẾ TỐN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH VIỆT NAM
Q trình phát triển hệ thống kế tốn Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn trước năm 1986;
- Giai đoạn từ năm 1986 – 1995 (giai đoạn trước QĐ 1141); - Giai đoạn từ năm 1996 đến nay.
Giai đoạn trước năm 1986: đây là giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung. Nhà nước thực hiện chế độ quản lý kinh tế toàn diện đối với doanh nghiệp thông qua việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn này chịu sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước, do đó trong giai đoạn này không tồn tại khái niệm đầu tư tài chính. Tất cả các nguồn vốn và quỹ xí nghiệp đều phải sử dụng đúng mục đích và được Nhà nước cấp phát.
Giai đoạn từ năm 1986 – 1995 (giai đoạn trước QĐ 1141): từ năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhà nước bắt đầu mở cửa thị trường, các hoạt động đầu tư tài chính bắt đầu xuất hiện dưới hình thức góp vốn liên doanh. Đến đầu những năm 1990, thị trường tài chính dần phát triển, các hình thức đầu tư của doanh nghiệp đa dạng hơn, địi hỏi các quy định kế tốn phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Chế độ kế toán mới ban hành theo QĐ 1205/TC – CĐKT ngày 14/12/1994 đã phản ánh các hình thức đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc xây
dựng tài khoản kế toán, nhưng chưa hướng dẫn cách ghi nhận và tiêu chí phân biệt các khoản đầu tư tài chính. Nhìn chung, các quy định về kế tốn hoạt động đầu tư tài chính trong giai đoạn này còn rất đơn sơ.
Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: đây là giai đoạn nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán. Đầu tiên là việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141 (tháng 11 năm 1995) áp dụng thống nhất cho tất cả loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141 đã hướng dẫn phân loại hoạt động đầu tư tài chính. Căn cứ vào mục đích và thời hạn đầu tư, đầu tư tài chính được chia làm hai loại:
- Đầu tư ngắn hạn: là việc bỏ vốn mua các loại chứng khốn có giá trị hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi trong thời hạn không quá một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh và các loại đầu tư khác không quá một năm. Đầu tư ngắn hạn được chia thành:
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu…)
Đầu tư ngắn hạn khác: góp vốn liên doanh ngắn hạn hoặc cho vay vốn mà thời hạn thu hồi không quá một năm.
- Đầu tư dài hạn: là việc mua các loại chứng khốn có giá trị hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật, mua cổ phần không thể thu hồi trong thời hạn ngắn mà thường là trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn một năm. Đầu tư dài hạn được chia thành:
Đầu tư chứng khốn dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu) Góp vốn liên doanh
Đầu tư dài hạn khác như: đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay vốn, cho thuê tài sản cố định theo phương thức thuê tài chính … mà thời hạn thu hồi hoặc thanh tốn trên 1 năm.
Như vậy, theo quyết định 1141 TC/CĐKT ngày 01.11.1995 của Bộ Tài Chính ban hành cũng có hướng dẫn kế tốn đầu tư tài chính, nhấn mạnh đến đầu tư chứng khoán
thời điểm này hệ thống kế toán Việt Nam đã đáp ứng tương đối u cầu hạch tốn về đầu tư tài chính vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động là loại hình doanh nghiệp nhà nước, cơng ty TNHH, cơng ty tư nhân, và rất ít cơng ty cổ phần. Các chứng khoán chưa được niêm yết vì chưa hình thành các sở, sàn giao dịch chứng khốn.
Sau đó, luật Kế tốn ban hành năm 2003, đã góp phần nâng cao tính pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và đảm bảo sự quản lý thống nhất về kế toán. Luật Kế toán quy định về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế tốn, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Năm 2004, 2005 và 2006, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện căn bản hệ thống khuôn khổ pháp luật về kế toán cho phù hợp với Luật Kế tốn 2003 và thơng lệ quốc tế. Hàng loạt văn bản hướng dẫn thực thi Luật Kế toán bao gồm các nghị định, chuẩn mực, chế độ kế tốn và các thơng tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán (CMKT) để đảm bảo tính thực thi của Luật Kế toán. Nội dung các văn bản hướng dẫn hiện hành và cơ bản đã phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, cho phép các đơn vị kế toán được quyền thuê các tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán, làm kế toán trưởng. Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ kế toán phát triển lành mạnh, các văn bản liên quan đến hoạt động nghề nghiệp kế toán đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ, bao gồm quy chế thi và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế tốn, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động kế toán của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hệ thống CMKT Việt Nam là nội dung quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, bắt đầu được nghiên cứu, xây dựng và công bố từ năm 2000 trên cơ sở hệ thống CMKT quốc tế (IAS) và chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của Việt Nam. Việc ban hành hệ thống CMKT đã góp phần quan trọng trong việc hướng các hoạt động kế toán của doanh nghiệp từng bước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động
của mọi loại hình doanh nghiệp, ba thơng tư hướng dẫn thực hiện các CMKT đã ban hành, một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam trên cơ sở bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Liên đồn Kế tốn Quốc tế (IFAC).
Việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý về kế tốn, tăng cường tính minh bạch của thơng tin tài chính, tạo dựng mơi trường kinh doanh phù hợp với khu vực và quốc tế, duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong danh sách 26 chuẩn mực kế toán hiện tại, các chuẩn mực tác động trực tiếp đến phương pháp kế tốn và trình bày thông tin trên BCTC đối với hoạt động đầu tư tài chính gồm:
VAS 07 – Kế tốn các khoản đầu tư vào công ty liên kết
VAS 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh
VAS 21 – Trình bày Báo Cáo Tài Chính
VAS 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty con VAS 26 – Thông tin về các bên liên quan
VAS 30 – Lãi trên cổ phiếu
Để Chuẩn mực kế toán đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 161/2007/TT- BTC hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán DN mới theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Trên cơ sở Chế độ kế toán DN, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục hướng dẫn chế độ kế toán cho các lĩnh vực đặc thù và cho phù hợp với từng loại hình DN như chế độ kế toán áp dụng cho DN bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, các quỹ đầu tư chứng khốn, các cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chế độ kế toán cho các DN nhỏ và vừa, cơ sở ngồi cơng lập, hướng dẫn kế toán bổ sung những nghiệp vụ kinh tế đặc thù cho các DN có vốn đầu tư nước ngồi.
2.3. KẾ TỐN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THEO CÁC QUY ĐỊNH PHÁP
LÝ HIỆN CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Phân loại hoạt động đầu tư tài chính
Theo VAS 21, việc phân loại tài sản ngắn hạn, dài hạn được quy định như sau: - Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:
được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc
được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh tốn trong vịng 12 tháng kế tử ngày kết thúc niên độ; hoặc
là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.
- Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dàn hạn. Dựa trên quy định của VAS 21, trong nội dung chế độ tài khoản doanh nghiệp theo QĐ số 15 đã hướng dẫn phân loại tài sản đầu tư tài chính như sau:
Căn cứ vào mục đích và thời gian đầu tư, đầu tư tài chính có thể chia thành đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn.
2.3.1.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư tài chính ngắn hạn là hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trong vịng 1 năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vịng 12 tháng) hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng) hoặc mua vào bán ra để kiếm lời.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm:
- Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khốn; - Trái phiếu gồm trái phiếu cơng ty, trái phiếu chính phủ; - Các loại chứng khốn khác theo quy định của pháp luật.
Đầu tư ngắn hạn khác: là các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn ngoại trừ các hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn (như các hoạt động đầu tư cho vay, các hoạt động đầu tư gửi ngân hàng có kỳ hạn ...)
2.3.1.2. Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư tài chính khác ngồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có thời hạn thu hồi vốn trên một năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vịng 12 tháng) hoặc dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng).
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần với mục đích hưởng lãi hoặc nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với doanh nghiệp khác; các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác như vốn cho vay dài hạn …
Đối với khoản doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết mà doanh nghiệp (bên đầu tư) nắm giữ tại bên nhận đầu tư và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với hoạt động của bên nhận đầu tư sẽ được chia làm các loại sau:
- Đầu tư vào công ty con: khi nhà đầu tư nắm trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư và có quyền kiểm sốt, trừ khi có quy định hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp này doanh nghiệp là bên đầu tư được gọi là công ty mẹ, bên nhận đầu tư được gọi là công ty con. Công ty mẹ có quyền kiểm sốt hoạt động của cơng ty con.
- Đầu tư vào công ty liên kết: khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua các cơng ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì nhà đầu tư được gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thỏa thuận khác.
- Đầu tư cơng cụ tài chính vào bên nhận đầu tư: khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết tại bên nhận đầu tư. Doanh nghiệp sẽ khơng có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động của
- Vốn góp liên doanh: trường hợp này không đề cập đến tỷ lệ quyền biểu quyết mà doanh nghiệp nắm giữ tại bên nhận đầu tư. Góp vốn liên doanh là khi doanh nghiệp cùng một hoặc nhiều bên đầu tư khác cùng thỏa thuận bằng hợp đồng để cùng thực hiện hoạt động kinh tế mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn. - Các khoản đầu tư dài hạn khác: là các khoản đầu tư dài hạn mà khơng phải hình thức đầu tư vào cơng ty con, cơng ty liên kết, góp vốn liên doanh.
2.3.2. Tài khoản sử dụng
Để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng phản ánh nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của các chủ thể, đảm bảo chất lượng thông tin kế