Chƣơng 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.3 Phân tích độ tin cậy
Thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005, tr. 251). Hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc tính theo cơng thức α = N*ρ / [1 + ρ*(N - 1)], trong đó ρ là hệ số tƣơng quan trung bình giữa các mục hỏi và N là số mục hỏi.
Theo quy ƣớc thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lƣờng đƣợc đánh giá là tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Tuy nhiên, đối với “trường hợp khái niệm đang đo lường là
mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” thì hệ số Cronbach’s Alpha
từ 0,6 trở lên là phép đo đảm bảo độ tin cậy và chấp nhận đƣợc (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995, trích trong Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005, tr. 258).
Chi tiết kết quả phân tích độ tin cậy của từng nhóm nhân tố đƣợc trình bày ở Phụ lục 9. Bảng 4.1 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố.
Bảng 4.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Nhóm yếu tố Cronbach’s Alpha
Nhận thức sự hữu ích của Metro 0,792
Sự hấp dẫn của PTCN 0,770
Chuẩn chủ quan 0,858
Nhận thức kiểm soát hành vi 0,535
Nhận thức về môi trƣờng 0,875
Ý định sử dụng Metro 0,798
Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tất cả các nhóm yếu tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 trừ nhóm Nhận thức kiểm sốt hành vi. Vì thế, nghiên cứu xem xét loại bỏ hay giữ lại nếu kết quả phân tích nhân tố khơng tốt.