Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn phục vụ DLST

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 56 - 60)

1.1 .Khái niệm DLST

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn phục vụ DLST

3.2.1. Dân cƣ, nguồn lao động và điều kiện kinh tế

Theo niên giám thống kê huyện Vũ Quang và kết quả điểu tra của Dự án VCF Vũ Quang. Hiện tại vùng đệm của VQG Vũ Quang gồm 8 xã, thị trấn với 7 588 hộ, 30 309 nhân khẩu, chủ yếu là ngƣời dân tộc kinh, chỉ có 129 hộ dân tộc Lào di cƣ sang với 923 nhân khẩu. Tập trung chủ yếu ở bản Kim Quang và rải rác ở xã Sơn Kim II. Trình độ dân trí nhìn chung cịn thấp, tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 1,3% [3, 27].

Về phát triển kinh tế xã hội: Các xã vùng đệm VQG Vũ Quang hiện nay nhìn chung cịn khó khăn. Số hộ làm nơng có cuộc sống phụ thuộc vào rừng còn chiếm tỷ lệ 93%, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghi ệp và dịch vụ chỉ chiếm 4%, số hộ tham gia trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng mới chỉ dừng lại ở mức 3%. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời là 3.130.000 đ/ngƣời /năm [27].

Tình hình nhân lực tại khu vực VQG Vũ Quang, nhìn chung có trình độ thấp, đa số chƣa đƣợc đào tạo, thực lƣợng lao động nhàn rỗi nhiều, song chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động cho các nhà tuyển dụng. Đặc biệt là nếu nhƣ phát triển DLST thì cần có hƣớng đào tạo, tập huấn nâng cao kỷ năng nhƣ: Kỷ năng bán hàng, nấu ăn, kỷ năng giao tiếp...

51

3.2.2. Các yếu tố lịch sử - nhân văn

Trong các khái niệm về DLST (chƣơng 1) của các nƣớc trên thế giới và Việt Nam thì các yếu tố về lịch sử và văn hóa bản địa và dân tộc là một trong những nhân tố chính tạo nên hoạt động DLST.

Các tài liệu về lịch sử Vũ Quang bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hƣơng Khê (1885-1895) [28].

Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Vũ Quang [28].

Di tích khu căn cứ Vũ Quang nơi đóng đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX nằm trong dãy rừng nguyên sinh thuộc xã Hƣơng Quang, huyện Vũ Quang.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, nhân dân ta kiên quyết đứng lên cùng các sĩ phu yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm. Nhất là khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vƣơng kêu gọi kháng chiến chống Pháp tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ khắp cả nƣớc. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng với địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, đại bản doanh của nghĩa quân đóng tại rừng Vũ Quang. Khu căn cứ này đƣợc xây dựng từ 1887 đến năm 1889 dƣới sự chỉ huy của Cao Thắng phó tƣớng của Phan Đình Phùng bao gồm đào hào đắp luỹ, đào hầm đất nung khô để cất giấu lƣơng thực, lập các lị rèn vũ khí với một hệ thống đồn trại dày đặc để bảo vệ đại bản doanh và bộ tham mƣu nghĩa quân.

Di tích căn cứ Vũ Quang bao gồm thành luỹ, bãi tập binh và một số dấu tích liên quan đến một số trận đánh lớn.Thành Vũ Quang là trung tâm của khu di tích đƣợc tạo bởi đá tự nhiên có tổ ng chiều dài 8.010 m rộng khoảng 2ha, mặt tiền của thành dựng đứng có độ cao trung bình 30m, hiện cịn dấu tích của hai cổng: Cổng chính và cổng đơng bắc. Tại

52

cổng chính có hai hòn đá lớn cao 3m x 2m, tƣơng truyền đây là nơi nghĩa quân Phan Đình Phùng đứng gác, phía dƣới có vực thành là điểm cuối cùng của thành luỹ. Đối diện với mặt tiền là dãy núi Tây Thành làm bức tƣờng tự nhiên bảo vệ Đại bản doanh. Hậu thành dựa vào núi Giăng Màn tạo nên thế vững chắc an toàn cho căn cứ, dƣới núi có khe rào Rồng, chân ôm lấy thành và gặp khe Vách rào tạo thành đầu nguồn sông Ngàn Trƣơi nơi xảy ra trận đánh nổi tiếng ngày 30-10-1894 trận đánh tiêu biểu của khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Mặt thành bằng phẳng là nơi đóng bộ chỉ huy doanh trại nghĩa quân hậu cần, quân lƣơng.

Bãi tập nghĩa quân: Cách thành cũ quay về phía tây nam khoảng 3km, có bãi đất khá rộng diện tích 418m x 228m phía tây giáp sơng Con, phía đơng giáp núi cây Khế, phía nam giáp khu vực xã Hƣơng Điền đây là nơi nghĩa quân luyện tập võ nghệ bắn súng cƣỡi ngựa.

Khu căn cứ Vũ Quang là nơi có địa bàn hiểm trở xung quanh có núi bao bọc tạo thế đứng vững trong 10 năm, từ ngoài đi vào khu căn cứ phải theo một con đƣờng độc đạo phải vƣợt qua bao ghềnh thác, khe suối với nhiều phòng tuyến canh gác thì mới đến đƣợc đại bản doanh của nghĩa quân – trung tâm của cuộc khởi nghĩa.

Hoà lẫn trong khu rừng nguyên sinh là một di tích lịch sử văn hố độc nhất vơ nhị với nhiều dấu vết lịch sử để lại, đây thực sự là đia danh để lại cho du khách nhiều ấn tƣợng. Hiện nay Di tích thành Vũ Quang (thành Cụ Phan) đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Mặc dù chƣa đƣợc chính thức khai thác Du lịch, song hàng năm vẫn có nhiều đồn ngƣời đến thăm và thắp hƣơng tƣởng nhớ Cụ Phan và các tƣớng sĩ.

Hiện nay để tƣởng nhớ và ghi công của cụ Phan và các tƣớng sĩ, UBND huyện Vũ Quang đang xây dựng tƣợng đài nhằm trên ngọn núi bên cạnh Văn phịng VQG, giáp với đƣờng Hồ Chí Minh.

53

Các yếu tố văn hóa, và tri thức bản địa

Theo Giáo sƣ Lê Trọng Cúc (2009) “Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trƣng cho trình độ đạt đƣợc trong sự phát triển lịch sử xã h ội” Nhƣ vậy văn hóa là bao gồm khía cạnh phi vật chất của xã hội.Nhƣ ngôn ngữ, tƣ tƣởng, giá trị, các chuẩn mực, đạo đức và khía cạnh vật chất nhƣ nhà cửa, quần áo, phƣơng tiện.... Văn hóa là sở hữu chung của một tập đồn ngƣời. Có thể nói văn hóa là sản phẩm sinh ra bởi quá trình tƣơng tác xã hội. Văn hóa thay đổi theo thời gian để thích ứng với mơi trƣờng đặc biệt, với một tập hợp hoàn cảnh đặc biệt [19].

Tri thức bản địa hay còn gọi là tri thức địa phƣơng là hệ thống tri thức của cộng đồng cƣ dân bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức bản địa đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trƣờng và xã hội, đã đƣợc định hình từ nhiều dạng thức, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hƣớng đến việc điều hịa xã hội, quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên [19].

Một trong những vấn đề mà hiện nay những ngƣời đi du lịch hay tìm kiếm đó là khám phá các nét đực trƣng văn hóa, tri thức bản địa. Họ muốn đƣợc đắm mình trong câu hị, điệu ví, thƣởng thức một sản vật địa phƣơng, hịa mình vào thiên nhiên hoang sơ. Ở Vũ Quang có một điều khác với các VQG, VQG Vũ Quang khơng có sự hiện diện đa dạng về thành phần dân tộc mà chỉ có sự sinh sống của hai dân tộc anh em là ngƣời Kinh và ngƣời Lào Thƣng, song chính q trình sinh sống giao lƣu giữa 2 dân tộc cũng đã tạo ra những nét đặc sắc khá thú vị.

54

Ở Vùng đệm VQG Vũ Quang có 129 hộ dân tộc Lào, sống chủ yếu ở bản Kim Quang (xã Hƣơng Quang) và một số ít sống rải rác ở xã Sơn Kim II. Quá trình sinh sống giao lƣu giữa 2 dân tộc đã làm ngƣời Lào ở đây khơng hồn tồn mang những phong tục thuần nhất của ngƣời Lào mà họ đã có những nét pha trộn, đa số họ nói tiếng Kinh, trang phục của ngƣời Kinh, song một số nét sinh hoạt vẫn mang nét riêng của ngƣời Lào nhƣ; Nhà của với những nét chạm khắc riêng, cách thức sản xuất, các món ăn, rƣợu ngơ theo cách của ngƣời Lào... Đây chính là một nét đặc sắc mà du khách đến VQG Vũ Quang mới có thể khám phá đƣợc.

Bên cạnh sự pha trộn văn hóa nói trên, thì ở khu vực VQG Vũ Quang hiện đang sử hữu một nền văn hóa của ngƣời kinh có pha trộn với ngƣời Mƣờng. Nền sản xuất nơng nghiệp có sự kết hợp của ngƣời Mƣờng và ngƣời Kinh, nên công việc đồng áng và sản xuất ở đây cũng có những nét đặc trƣng thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu.

Mặt khác ở vùng đệm VQG Vũ Quang cũng đang sở hữu nhiều sản vật nỗi tiếng khắp mọi miền tổ quốc nhƣ: cam Bù, bƣởi Phúc Trạch, chè Sơn thọ, các món nhút tƣơng, gà nƣớng bùn,... Đây cũng chính là ly do mà du khách nên đến nơi đây (Bản đồ 2).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)