Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đồng bộ, phát huy hiệu quả của chế độ chính sách, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành nghiên cứu, rà soát những văn bản thiếu nhất quán, chồng chéo, kịp thời sửa đổi, bổ sung tháo gỡ các văn bản có liên quan đến hoạt động ngân hàng, như luật phá sản, Luật đất đai…nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi và thông suốt đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Chính phủ cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề đã dăng ký kinh doanh, quy mô hoạt động phù hợp với vốn điều lệ, năng lực và trình độ quản lý. Thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả…..Đồng thời, cần có biện pháp về kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện kiểm toán bắt buộc
hàng năm đối với các doanh nghiệp nhằm giúp ngân hàng xác định chính xác năng lực tài chính của các doanh nghiệp vay vốn.
KẾT LUẬN
Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá đã chứng minh rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu tín dụng lại càng lớn. Vì vậy, hoạt động tín dụng đến thời điểm này vẫn là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng nó vẫn cón nguyên tính thời sự.
Qua nghiên phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đông Á – CN Thái Bình, bản thu hoặch đã đạt được những kết quả sau:
- Lý giải được những nguyên nhân gây ra thực trạng chất lượng tín dụng thấp tại Chi nhánh Thái Bình.
- Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện hiện nay của Chi nhánh. Các giải pháp tập trung vào việc nâng cao năng lực thẩm định khách hàng, dự án đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các giải pháp liên quan đến công tác thu hồi nợ xấu.
Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Đông Á, Chính phủ trong việc tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng của NHTM.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thấy cô, bạn bè, đơn vị tôi thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học ngoại thương, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo đã hướng dẫn tôi hoàn thành bản thu hoặch này!