Từng bước đa dạng hoá đối tượng khách hàng theo hướng an toàn, bền vững và có hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Thái Bình. (2).doc (Trang 26 - 27)

Giám đốc và Hội đồng tín dụng tại Chi nhánh cần cương quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm quy định, quy chế nới trên. Các hiện tượng trên xảy ra không phải mang tính thường xuyên, liên tục và phổ biến nhưng nó vẫn tồn tại và gây hậu quả rất xấu đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

3.2.2. Từng bước đa dạng hoá đối tượng khách hàng theo hướng an toàn, bền vững và có hiệu quả hiệu quả

Đa dạng hoá khách hàng bao gồm mở rộng và đa dạng hoá các khách hàng thuộc mọi ngành nghề, thuộc mọi loại hình. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang chú trọng đến việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi “phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Với quy mô và bộ máy quản lý nhỏ gọn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tìm kiếm đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hẹp, khả năng kinh doanh năng động, nhạy bén và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng rất nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong số tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn gặp phải khó khăn về tài chính để mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ…do đó, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng là nguồn quan trọng nhất mang tính chất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nắm bắt được xu thế này, Chi nhánh nên tiếp cận, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động cản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng năng động này.

Đồng thời, để có thể phục vụ tốt nhất cho các khách hàng, theo tôi song song với việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng, Chi nhánh cũng nên mở rộng và đa dạng hoá các danh mục sản phẩm, tập trung mũi nhọn vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phát triển các sản

phẩm trên cơ sở ứng dụng của dự án hiện đại hoá như: đẩy mạnh tiếp thị và khai thác sử dụng chương trình thanh toán liên ngân hàng mở rộng của các tổ chức tín dụng; ký kết hợp đồng trả lương tự động và hợp đồng sử dụng dịch vụ Homebanking với khách hàng; tiếp tục triển khai dịch vụ đại lý với công ty bảo hiểm….

Tuy nhiên, đối với khối các doanh nghiệp xây lắp có tiềm ẩn rủi ro, Chi nhánh cần tiến hành giảm dư nợ theo lộ trình khả thi, an toàn; chỉ tiến hành cho vay và giải ngân đối với khoản vay hiệu quả, có nguồn thanh toán đảm bảo, rõ ràng; toàn bộ nguồn thu của khoản vay phải được chuyển về tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Chi nhánh và áp dụng tối đa dư nợ có tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Thái Bình. (2).doc (Trang 26 - 27)