ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƢ
2.4.2. Địa danh có cấu tạo phức
Địa danh có cấu tạo phức là các địa danh có từ hai yếu tố trở lên. Các yếu tố trong địa danh thường nằm trong cấu trúc của một từ ghép hoặc một cụm từ. Trong các địa danh có cấu tạo phức, giữa các yếu tố có ba loại quan hệ chủ yếu: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. Trong tổng số 981 địa danh của huyện Hoa Lư được thu thập có 697 địa danh có cấu tạo phức, chiếm 71,05% tổng số địa danh. Loại cấu trúc địa danh này có mặt ở hầu hết các loại hình địa danh.
Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ có số lượng nhiều nhất trong tổng số các địa danh ở Hoa Lư đã được thu thập với 660 địa danh, chiếm 67,28%. Điều này cho thấy quan hệ chính phụ là quan hệ chủ yếu giữa các yếu tố trong các địa danh có cấu tạo phức. Loại địa danh này có ở tất cả các loại hình địa danh:
- Loại hình địa danh địa hình thiên nhiên: núi Mã Yên, núi Chùa Áng Ngũ, sơng Hồng Long, sơng Khê Đầu, ngịi Đồng Cuối, hang Núi Am, thung Hang Sáng…
- Loại hình địa danh đơn vị dân cư: xã Trường Yên, phố Cầu Huyện,
thôn Ngô Khê Hạ, thôn Ngơ Khê Thượng, xóm Đơng Phú…
- Loại hình địa danh các cơng trình nhân tạo: cầu Xn Sơn, đê Sơng Vó, đường Tràng An, kênh Quyết Thắng, chợ La Mai, chùa Bích Động, đền Đơng Thịnh, miếu Quán Vinh…
Trong các địa danh được cấu tạo bằng yếu tố thuần Việt, yếu tố chính thường đứng trước yếu tố phụ. Ví dụ: núi Hòm Sách, núi Cắm Gươm, cánh
đồng Cá Chép, thung Hang Tối, cầu Bến Đa, đình Cầu Đá… Trong các địa
danh này, các yếu tố đứng trước như: “hòm”, “cắm”, “cá”, “hang”, “bến”,
“cầu”… là các yếu tố chính, cịn các yếu tố đứng sau như: “sách”, “gươm”, “chép”, “tối”, “đa”, “đá”… là các yếu tố phụ.
Với những địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt thì các yếu tố chính thường đứng sau yếu tố phụ. Chẳng hạn, trong các địa danh: sơng
Hồng Long, xã Trường n, phố Mỹ Lộ, xóm Đơng Phú, xóm Tây Đình…thì
các yếu tố chính “long”, “yên”, “lộ”, “phú”, “đình”… đứng sau, còn các
yếu tố phụ “hồng”, “trường”, “mỹ”, “đơng”, “tây”… đứng trước.
Với những địa danh được cấu tạo bằng cách kết hợp các yếu tố thuần Việt với các yếu tố Hán Việt theo quan hệ chính phụ thì vị trí các yếu tố có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Hán. Nếu yếu tố Hán Việt đứng trước yếu tố thuần Việt thì địa danh sẽ có cấu trúc chính phụ của ngữ pháp tiếng Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Chẳng hạn: thôn Khê Trong, thơn Khê Ngồi… Nếu yếu tố Hán
Việt đứng sau yếu tố thuần Việt thì địa danh sẽ có cấu trúc chính phụ của ngữ pháp tiếng Hán: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Ví dụ: cánh đồng Thơn Nội, đền Vua Lê, đền Vua Đinh…
Ngồi ra, trong các địa danh có cấu tạo chính phụ cịn có sự có mặt của các từ chỉ phương hướng, chỉ vị trí và số từ. Các đơn vị này thường đứng ở vị trí của yếu tố phụ để thực hiện chức năng hạn định. Ví dụ: thơn Ngơ Khê Hạ, thơn Ngô Khê Thượng, thôn Tân Dưỡng 1, thôn Tân Dưỡng 2, thôn Xuân Áng
Nội, thôn Xuân Áng Ngoại…
Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập:
Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập là loại địa danh trong đó các yếu tố cấu thành địa danh có vai trị bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, số lượng. Số lượng các địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập trong địa danh huyện Hoa Lư có số lượng nhỏ với 35 địa danh, chiếm 3,57%. Hầu hết các yếu tố cấu thành địa danh theo quan hệ đẳng lập đều là các yếu tố Hán Việt, tập trung chủ yếu ở loại hình địa danh các đơn vị dân cư. Chẳng hạn: thôn Phong Phú, thơn Phú Gia, xóm Tiến Thịnh, xóm Tân Mỹ, xóm Hồ
Thiện… Cách cấu tạo này cũng xuất hiện trong một số cơng trình nhân tạo và
địa danh địa hình thiên nhiên. Ví dụ : Chùa Phúc Hưng, đền Hành Khiển, núi
Mãng Xà, cánh đồng Kim Tiền…
Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị:
Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị có số lượng rất nhỏ với 2 địa danh, chiếm 0,20%, thuộc địa danh địa hình thiên nhiên: núi Voi Phục,
Tóm lại, địa danh huyện Hoa Lư có cấu tạo rất đa dạng và phần nào phản ánh được cấu tạo chung của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Đó là kiểu cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Kiểu cấu tạo phức có ba quan hệ chủ yếu: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị, trong đó kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ là phổ biến nhất ở mọi loại hình địa danh.