MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ 1 Khái niệm văn hoá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 60 - 61)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ 1 Khái niệm văn hoá

3.1.1. Khái niệm văn hoá

Văn hoá là một sản phẩm do con người sáng tạo ra từ rất sớm. Văn hoá tồn tại và phát triển cùng với xã hội lồi người Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về văn hoá.

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “văn hố là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”

[40, tr.1360].

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó do lồi người đã sinh sản ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” [32,

tr.747-748].

Theo Phạm Đức Dương thì “văn hố là tất cả những gì do con người sáng tạo ra (khu biệt với cái tự nhiên) trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội”[20, tr.15].

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho rằng “văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thực tại.” [37, tr.105].

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những biểu hiện về nội dung và giá trị văn hoá, Trần Ngọc Thêm cho rằng “văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [ 45, tr.20].

Tổ chức UNESCO thì quan niệm “Văn hố nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngồi văn học và nghệ thuật, nó cịn bao gồm lối sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”. Bên cạnh đó,

UNESCO cịn phân chia văn hố thành hai loại: văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Văn hoá vật thể là các di sản tồn tại ở dạng vật chất như các cơng trình xây dựng, các cơng cụ, phương tiện …; cịn văn hố phi vật thể là các di sản tồn tại ở dạng tinh thần như dấu ấn ngôn ngữ, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội… [35, tr.180-181].

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn hố đều thống nhất cho rằng văn hoá là một phức thể tổng hợp gồm hai sản phẩm: sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn và trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tơi cũng đồng tình với quan niệm trên và đây cũng chính là cách hiểu mà chúng tơi vận dụng trong luận văn.

Từ cách hiểu trên, chúng tơi thấy có khá nhiều yếu tố văn hố liên quan đến nội dung nghiên cứu địa danh huyện Hoa Lư. Đó là tất cả các yếu tố thuộc văn hố vật thể như đền, đình, chùa… và các yếu tố thuộc văn hoá phi vật thể như: tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Các yếu tố văn hoá này xuất hiện

khá nhiều và rõ nét trong địa danh huyện Hoa Lư, mang lại sự hấp dẫn độc đáo khi nghiên cứu địa danh từ góc độ ngơn ngữ và văn hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)