cấp thiết?
Phịng vệ chính đáng (quy định tại Điều 22): Là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.
Tình thế cấp thiết (quy định tại Điều 23): Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà khơng cịn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Điểm giống nhau của tình thế cấp thiết và phịng vệ chính đáng Phịng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm nên khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vượt q tình thế cấp thiết hoặc phịng vệ chính đáng thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá.
Điểm khác nhau giữa tình thế cấp thiết và phịng vệ chính đáng
Thứ nhất, về nguồn nguy hiểm: Ở phịng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm dẫn đến phịng vệ chính đáng phải là hành vi của con người cịn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm này có thể là hành vi của con người, súc vật, thiên tai. . .
Thứ hai, về thiệt hại xảy ra: Phịng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ và thiệt hại này không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Cịn hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể gây thiệt hại cho người gây ra tình thế cấp thiết hoặc một người khác và thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Thứ ba, phịng vệ chính đáng khơng bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phịng vệ chính đáng nhưng hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là lựa chọn cuối cùng (khơng cịn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra).