Khái niệm: Luật Dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở sự bình đẳng, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự gồm hai nhóm quan hệ xã hội là các quan hệ tài sản mang tính hàng hóa tiền tệ và quan hệ nhân thân.
- Quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông
qua một tài sản cụ thể. Tài sản theo Luật Dân sự được hiểu bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá trị bằng tiền và các quyền tài sản. Mối quan hệ tài sản có thể được thực hiện qua nhiều dạng hoạt động dân sự như: mua bán, tặng cho, thuê mượn, vay nợ. . . Các quan hệ tài sản cơ bản trong Luật Dân sự gồm có: Quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, quan hệ bồi thường thiệt hại, quan hệ thừa kế. . .
- Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Đây là mối quan hệ luôn gắn với một chủ thể nhất định, khơng thể chuyển giao tồn bộ cho người khác và phát sinh chủ yếu từ lợi ích tinh thần chứ khơng phải lợi ích kinh tế.
Quan hệ nhân thân được chia làm hai nhóm: Quan hệ nhân thân khơng liên quan đến tài sản như: tên gọi, danh dự, nhân phẩm, uy tín. . . của cá nhân, tổ chức. Và quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản như: quan hệ về quyền tác giả, quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp. . . Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối, có những giá trị nhân thân bình thường khơng liên quan đến tài sản nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể có giá trị tài sản.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cách thức, biện pháp nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam gồm:
- Phương pháp bình đẳng: Giữa các chủ thể của quan hệ Luật Dân sự có sự bình đẳng về địa vị pháp lý. Mọi chủ thể của Luật Dân sự đều có quyền tham gia các quan hệ pháp luật dân sự không phân biệt về địa vị xã hội, tình trạng kinh tế, giới tính, tơn giáo, dân tộc. . . Mọi chủ thể đều phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật, khơng có ngoại lệ.
- Phương pháp tự định đoạt và tự do thỏa thuận: Các chủ thể tự nguyện tham gia quan hệ dân sự theo ý chí chủ quan của mình nhưng khơng được trái với pháp luật, khơng phương hại tới quyền lợi chính đáng của người khác. Các chủ thể có quyền thỏa thuận, thương lượng bất kỳ điều gì mà pháp luật khơng cấm.
- Phương pháp tự chịu trách nhiệm: Các bên tham gia quan hệ dân sự phải tự chịu trách nhiệm với nhau, bên vi phạm có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm; đồng thời các bên phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà nước không xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp dân sự nếu các bên liên quan khơng có u cầu.