Chu kỳ hoạt động và chu kỳ chuyển thành tiền mặt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 33 - 52)

Thay đổi thời gian của bất kỳ hoặc tất cả các thành phần của CCC có thể thay đổi thời gian của CCC. Bất kỳ quyết định thay đổi CCC cần được dựa trên chi phí và lợi ích có thể phát sinh.

Ngày càng nhiều công ty theo đuổi hoạt động mà khơng có vốn ln chuyển vì phương pháp này mang lại hiệu quả và tiết kiệm giúp cải thiện hiệu suất công ty. Nhân tố quan trọng nhất tỏng việc áp dụng chính sách vốn ln chuyển bằng khơng6. là làm cho tốc độ hoạt động kinh doanh tăng lên nhiều. Nếu q trình sản xuất có tốc độ nhanh, công ty chỉ cần sản xuất theo đơn đặt hàng mà khơng cần phải dự đốn nhu

cầu và duy trì nhiều tồn kho và do vậy có thể quản lý tồn kho một cách hiệu quả. Các cơng ty lớn có thể bắt đầu sản xuất sau khi nhận đơn hàng nhưng vẫn có thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu về thời gian phân phối cho khách hàng. Hệ thống này được biết đến như là hệ thống quản trị dòng nhu cầu hay còn là quản trị dựa vào nhu cầu, và được xây dựng dựa trên phương pháp kiểm soát tồn kho đúng thời hạn (Just-in-time).

Nếu một công ty giảm thời gian giữa lúc bắt đầu và lúc hồn thành một q trình sản xuất mới và di chuyển hàng tồn kho qua quá trình sản xuất nhanh hơn thì sẽ làm tiền mặt được đầu tư vào vật liệu trong một thời gian ngắn hơn và dự báo chính xác hơn. Hơn nữa vì hàng tồn kho giảm nên cơng ty sẽ có ít nhu cầu về khơng gian nhà kho hơn (giảm chi phí lưu trữ và các chi phí khác), giảm nhu cầu về các phương tiện di chuyển hàng tồn kho xung quanh nhà máy. Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng dịng tiền và CCC liên quan nghịch bởi vì dịng tiền mặt lớn hơn giúp doanh nghiệp tăng khả năng bảo đảm bất kỳ nhu cầu bất khả kháng hoặc tận dụng lợi thế của bất kỳ cơ hội đầu tư nào khi chúng phát sinh. Bằng cách giảm lượng tiền mặt đầu tư vào vốn luân chuyển (tài sản nhàn rỗi), hoặc rút ngắn chu kỳ chuyển thành tiền mặt sẽ tăng hiệu quả tài chính, tính hiệu quả và tính linh hoạt của doanh nghiệp. Vì vậy, rút ngắn CCC sẽ tạo ra một số lợi ích. CCC càng ngắn, các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp càng hiệu quả, hoạt động của doanh nghiệp càng linh động và đầu tư vốn luân chuyển càng thấp. Kết quả là cải thiện lợi nhuận cho các cổ đông.

Phương pháp CCC hỗ trợ cho các nhà quản lý có thể phân tích tác động của những thay đổi trong quản lý các thành phần vốn luân chuyển đến vốn luân chuyển một cách tổng thể, và đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Việc đo lường vốn luân chuyển theo CCC cung cấp một dấu hiệu về số lượng và tốc độ tiền mặt được tạo ra trong chu trình từ khi mua hàng hóa và dịch vụ, tạo ra hàng tồn kho rồi bán hàng tín dụng, sau đó, thu tiền mặt từ khách hàng, và trả nợ cho nhà cung cấp. Quản lý vốn luân chuyển bằng phương pháp CCC góp phần hướng tới tối đa hóa giá trị cổ phần, làm giảm nhu cầu tài chính bên ngồi, và tăng khả năng sinh lợi của công ty.

Tuy nhiên, chu kỳ chuyển thành tiền mặt chỉ tập trung vào độ dài thời gian gắn trong một chu kỳ. CCC không đi vào xem xét số lượng đầu tư gắn với một sản phẩm trong một chu kỳ hoạt động. Richards và Laughlin (1980) không tách hàng tồn kho

thành ba bộ phận cấu thành là nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm. Chu kỳ hoạt động như mô tả của Richards và Laughlin (1980) giả định tất cả các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối, và thu hồi bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra một số những hạn chế của CCC. Cheatham (1989) đã phát triển nghiên cứu của Richards và Laughlin (1980) xa hơn một bước bằng cách chuyển đổi số ngày trong chu kỳ chuyển thành tiền mặt thành một giá trị đồng đô la để đo hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Maness (1994) thực hiện theo phương pháp tiếp cận cơ bản của Richards và Laughlin và chèn các giá trị trung bình vào phương trình này. Phương pháp tiếp cận chu kỳ chuyển thành tiền mặt có trọng số của Gentry, Vaidyanathan và Lee (1990) cho phép giải quyết một số những hạn chế của phương pháp tiếp cận CCC cơ bản, và sẽ được trình bày và thảo luận trong phần7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn luân chuyển như biến động về mức độ hoạt động của nền kinh tế, chính sách tiền tệ, chu kỳ kinh doanh và tỷ giá cần phải được xem xét khi phân tích để ra quyết định. Khi đó, cơng ty có thể tiến hành quản lý vốn luân chuyển, sao cho khi điều kiện thị trường thay đổi, phương pháp quản lý vốn luân chuyển của cơng ty có thể được điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới bằng cách sử dụng ba phương pháp chính được giới thiệu trong phần tiếp theo.

2.2.8 Cách tiếp cận linh hoạt, điều độ và bảo thủ trong quản trị vốn luân chuyển

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải liên tục thích ứng với mơi trường bên ngoài thay đổi, và phải ln xác định mức độ thích hợp giữa việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn với tài trợ tài sản ngắn hạn, do đó, các phương pháp tiếp cận theo hướng quản lý bảo thủ, linh hoạt và điều độ rất hữu ích trong việc quản lý vốn luân chuyển .

Quản trị vốn luân chuyển bảo thủ được đặc trưng bởi việc quản lý một lượng lớn tiền mặt, chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và sử dụng ít tài trợ ngắn hạn trong vốn luân chuyển. Ngược lại, phương pháp quản trị vốn luân

chuyển linh hoạt nhấn mạnh việc quản lý với số lượng tiền mặt, chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, hàng tồn kho ít hơn và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ở mức cao. Phương pháp quản trị vốn luân chuyển điều độ nằm giữa các phương pháp tiếp cận linh hoạt và bảo thủ, tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng các khoản vay ngắn hạn, trong khi các tài sản cố định được tài trợ bằng các khoản vay dài hạn.

Theo chu kỳ chuyển thành tiền mặt thì chính sách quản lý vốn ln chuyển linh hoạt có nghĩa là các khoản phải trả sẽ được tăng lên như một nguồn tài trợ ngắn hạn trong khi đầu tư vào hàng tồn kho và khoản phải thu bị giảm xuống. Với phương pháp quản trị vốn luân chuyển bảo thủ, chu kỳ chuyển thành tiền mặt có thể tăng bằng cách tăng đầu tư vào khoản phải thu, hàng tồn kho, và giảm các khoản phải trả. Thách thức đặt ra khi lựa chọn các phương pháp quản lý vốn luân chuyển là phải đầu tư đủ nguồn vốn luân chuyển cần thiết đảm bảo sự linh hoạt tài chính cho cơng ty.

Phụ lục 6 trình bày một cách rõ ràng hơn các quan điểm về tác động của các chính sách vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của công ty trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời trình bày một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở Pakistan về mối quan hệ này.

Kết luận

Tất cả các nghiên cứu trên đã cung cấp cho chúng ta một cơ sở vững chắc, đồng thời cung cấp thêm những ý tưởng về quản trị vốn luân chuyển và các thành phần của vốn luân chuyển. Các tác giả cũng đã cung cấp cho chúng ta những kết quả và kết luận của các nghiên cứu đã được tiến hành trên các quốc gia khác nhau và môi trường khác nhau. Trên cơ sở những nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm xác định xem ở thị trường mới nổi như Việt Nam có tồn tại mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của cơng ty hay khơng. Nếu có thì từng thành phần trong vốn luân chuyển có mối tương quan như thế nào với khả năng sinh lợi của công ty.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI

Tác giả thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần ở Việt Nam dựa trên một nghiên cứu đã được thực hiện ở Mỹ: “The Relationship Between Working Capital Management And

Profitability: Evidence From The United States” của các tác giả Amarjit Gill, Nahum

Biger và Neil Mathur.

3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty ở Mỹ

Bài nghiên cứu của Gill, Biger và Mathur sử dụng các thước đo liên quan đến quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi được lấy từ nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis. Các thước đo được sử dụng trong bài nghiên cứu này bao gồm: kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình quân, chu kỳ chuyển thành tiền mặt (đại diện cho quản trị vốn luân chuyển) và tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh (đại diện cho khả năng sinh lợi).

Cơ sở dữ liệu cho bài nghiên cứu được xây dựng từ khoảng 300 báo cáo tài chính đã được cơng bố bởi các công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán NewYork từ 01/01/2005 đến 31/12/2007. Bài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về các công ty trong lĩnh vực sản xuất. Số liệu thu thập cho bài nghiên cứu được lấy từ Mergent Online (http://www.mergentonline.com/compsearch.asp). Trong số khoảng 300 báo cáo tài chính được cơng bố của các cơng ty được lựa chọn thì chỉ có 88 báo cáo tài chính là có thể sử dụng được. Với mục đích của nghiên cứu này, một vài ngành công nghiệp đã được bỏ qua do loại hình hoạt động. Ví dụ, tác giả bỏ qua tất cả các công ty của ngành công nghiệp dịch vụ. Ngồi ra, một số cơng ty khơng có trong dữ liệu do thiếu thơng tin trong thời gian nghiên cứu.

Các tác giả sử dụng phân tích tương quan và phân tích hồi quy để tìm mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty ở Mỹ. Trong phân tích hồi quy, các tác giả sử dụng mơ hình bình phương bé nhất có trọng số, với

trọng số là năm ngành sản xuất, bao gồm: sản xuất y tế, sản xuất sản phẩm công nghiệp, sản xuất sản phẩm hóa chất, sản xuất sản phẩm năng lượng, và sản xuất lương thực.

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở Việt Nam

Trong bài nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự với phương pháp đã được các tác giả (Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur) sử dụng trong nghiên cứu ở Mỹ. Phương pháp cụ thể như sau:

3.2.1 Thu thập dữ liệu

Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính của các cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, trong đó bài nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Thời gian nghiên cứu kéo dài 6 năm, giai đoạn 2006-2011. Mẫu điều tra dựa trên báo cáo tài chính của 90 cơng ty được liệt kê trên HOSE bao gồm các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Do tính chất cụ thể của từng ngành, các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê và các loại hình kinh doanh dịch vụ khác bị loại trừ khỏi mẫu điều tra. Đồng thời, các công ty được chọn trong mẫu phải hoạt động liên tục trong giai đoạn điều tra và có đầy đủ các thơng tin về kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho trung bình và kỳ trả tiền bình qn. Một số cơng ty thiếu các thông tin cần thiết trong giai đoạn điều tra cũng bị loại trừ khỏi mẫu.

3.2.2 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi

Các biến sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu của Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty. Tất cả những biến này đều được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết trong bài nghiên cứu này. Bao gồm biến phụ thuộc, các biến độc lập và một số biến điều khiển.

công ty được sử dụng như là một biến phụ thuộc. Tỷ lệ này được tính bằng doanh số bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán, và chia cho tổng tài sản trừ đi tài sản tài chính. Đối với một số doanh nghiệp trong mẫu, tài sản tài chính, chủ yếu là cổ phần trong các công ty trực thuộc, đây là một phần quan trọng của tổng tài sản. Khi tài sản tài chính là một phần chính của tổng tài sản, các hoạt động kinh doanh sẽ đóng góp ít vào lợi nhuận trên tài sản tổng thể. Do đó, đây là lý do tại sao lãi ròng trên tài sản không được coi là một thước đo của khả năng sinh lợi. Lý do cho việc sử dụng biến này thay vì sử dụng lợi nhuận trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) hay lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế, là vì tác giả muốn kết hợp hoạt động "thành cơng" hay "thất bại" với các tỷ số hoạt động và liên hệ biến này với các biến hoạt động khác (ví dụ, chu kỳ chuyển thành tiền mặt). Hơn nữa, tác giả muốn loại trừ sự tham gia của bất kỳ hoạt động tài chính nào khỏi hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Vì vậy, tác giả trừ tài sản tài chính khỏi tổng tài sản.

Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng như một đại diện cho các chính sách thu tiền, đây là một biến độc lập. Kỳ thu tiền bình qn được tính bằng (các khoản phải thu x 365) / doanh số bán hàng.

Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho được sử dụng như một đại diện cho các chính sách hàng tồn kho, đây là một biến độc lập. Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho được tính bằng (hàng tồn kho x 365) / chi phí của hàng hố bán ra.

Kỳ trả tiền bình quân được sử dụng như một đại diện cho các chính sách thanh tốn, đây là một biến độc lập. Kỳ thanh tốn bình qn được tính tốn bằng (khoản phải trả x 365) / chi phí của hàng hố bán ra.

Chu kỳ chuyển thành tiền mặt được sử dụng như một thước đo toàn diện về quản trị vốn luân chuyển, đây cũng là một biến độc lập. Chu kỳ chuyển thành tiền mặt được tính bằng (kỳ thu tiền bình qn + số ngày hàng tồn kho trung bình – kỳ trả tiền bình quân).

Bên cạnh các biến chính, bài nghiên cứu còn sử dụng một số biến điều khiển khác. Logarit của doanh số bán hàng được sử dụng để đo quy mô của công ty là một biến điều khiển. Ngoài ra, tỷ lệ nợ được sử dụng như một đại diện cho địn bẩy, tính bằng cách chia tổng số nợ cho tổng tài sản, và tỷ lệ của tài sản tài chính với tổng tài

sản cũng có thể là biến điều khiển trong các hồi quy. Theo Deloof (2003) tài sản tài chính chủ yếu là cổ phần trong các cơng ty trực thuộc, nhằm đóng góp vào các hoạt động của cơng ty nắm giữ chúng, bằng cách thiết lập một mối quan hệ lâu dài và cụ thể.

3.2.3 Các giả thuyết về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi sinh lợi

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty. Để thực hiện mục tiêu đó, bài nghiên cứu sẽ thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 33 - 52)