Vai trị của xuất khẩu đối với nền kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (VDB) (Trang 25 - 27)

+ Xuất khẩu gĩp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và song phương với các quốc gia,vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng mà bản thân từng quốc gia khơng thể nào tự cân đối. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là một quá trình tất yếu, vừa là một trào lưu của thời đại hiện nay. Thơng qua các hoạt động xuất nhập khẩu mà cũng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước.

Xuất khẩu nĩi riêng và quan hệ kinh tế đối ngoại nĩi chung cĩ quan hệ rất mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Xuất khẩu manhg tính chất tiền đề, đi trước để mở đường cho các quan hệ kinh tế đối ngoại. Kinh tế đối ngoại cĩ cơ sở tồn tại, thì hoạt động xuất khẩu sẽ phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn.

+ Xuất khẩu gĩp phần thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng

Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt. Muốn cĩ hàng hĩa xuất khẩu và hàng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu rất khắt khe và khĩ tính của thị trường quốc tế, địi hỏi hàng hĩa xuất khẩu phải cĩ chất lượng cao, giá trị sử dụng lâu bền,phổ biến, đa dạng về mẫu mã v.v. Muốn đạt được những tiêu chí về chất lượng hàng hĩa, các tiêu chuẩn về an tồn vệ sinh thực phẩm theo quy chuẩn của từng khối nước hoặc tùng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, bắt buộc người xuất khẩu phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, đầu tư cơng nghệ tiên

tiến và quy trình sản xuất chế biến hiện đại. Chính những địi hỏi về chất lượng của hàng hĩa xuất khẩu đã là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Một quốc gia cĩ kim ngạch xuất khẩu lớn, và rộng khắp, quốc gia đĩ đã phải đầu tư cơng nghệ tiên tiến hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hĩa cĩ chất lượng, giá cả phù hợp. Đây khơng những là động lực cho hoạt động xuất khẩu mà cịn là động lực phát triển của nền kinh tế.

+ Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế

Trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập, thì việc đẩy mạnh xuất khẩu khơng những gĩp phần phát triển kinh tế cả chiều sâu và chiều rộng mà cịn gĩp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, nguồn thu ngoại tệ nĩi riêng và dự trữ ngoại hối nĩi chung của quốc gia cĩ ý nghĩa rất to lớn. An ninh tài chính đối ngoại và tạo tiềm lực mạnh trong các quan hệ kinh tế tài chính đối ngoại phụ thuộc chủ yếu vào dự trữ ngoại hối quốc gia, trong đĩ nguồn thu ngoại hối từ hoạt động xuất khẩu cĩ ý nghĩa đặc biệt. Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu mà Việt Nam phải hướng đến để vừa tạo cân bằng trong xuất nhập khẩu, vừa từng bước gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia trong giai đoạn phát triển hiện nay.

+ Xuất khẩu gĩp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động

Tác động của xuất khẩu đến cơng ăn việc làm và đời sống của người lao động là rất lớn. Tồn bộ quá trình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thuộc các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp, nuơi trồng thủy hải sản, sản xuất chế biến hàng lâm sản, sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ v.v tất cả những loại sản phẩm này nếu được xuất khẩu và được thị trường thế giới chấp nhận, chắc chắn sẽ thu hút một khối lượng lớn lực lượng lao động xã hội tham gia, nhờ vậy mà gĩp phần giải quyết cơng ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Tĩm lại, xuất khẩu cĩ vai trị rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Một nền kinh tế cĩ khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn, nền kinh tế của quốc gia đĩ cĩ chỗ đứng trong cộng đồng kinh tế thế giới và chứng tỏ được tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, trong cơng cuộc xây dựng và

phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn phát triển trong hội nhập, hoạt động xuất khẩu rất được quan tâm. Chính phủ, các bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương đã và đang cĩ nhiều sự quan tâm ưu đãi, sự hỗ trợ khuyến khích cho các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Ngành tài chính ngân hàng cũng đã cĩ những khuyến khích và hỗ trợ về phương diện tài chính trong khuơn khổ pháp lý cũng như cam kết quốc tế để giúp đỡ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (VDB) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)