hàng thương mại Việt Nam
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân
hàng thương mại theo chiều rộng
Doanh số thanh toán quốc tế
Thị phần thanh toán quốc tế
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân
hàng thương mại theo chiều sâu
Công tác tổ chức thực hiện, mức độ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh
toán quốc tế
Chi phí thực hiện hoạt động thanh tốn quốc tế
Sự hài lịng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế
1.6. Bài học kinh nghiệm cho phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cho Ngân
hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Từ những kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung của Trung Quốc
và tổng hợp kinh nghiệm của các nước ASEAN (trình bày trong phần Phụ lục 1), là
nói chung Vietcombank nói riêng cũng rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ TTQT.
Về công nghệ ngân hàng
Vietcombank cần đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để bắt kịp với công nghệ hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng làm tiết giảm được thời gian, lao động, phục vụ quản trị điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng được nhanh chóng thuận tiện hơn. Từ đó tiết kiệm được các chi phí liên lạc như điện thoại, fax, phí bưu điên,… và góp phần vào việc hạn chế một số rủi ro tác nghiệp trong hoạt động TTQT.
Về sản phẩm, dịch vụ TTQT
Về giá cả sản phẩm, dịch vụ TTQT, Vietcombank cần có phương pháp định giá phí dịch vụ hợp lý và xem xét thay đổi giá cả phí dịch vụ TTQT hiện tại. Hiện nay phần lớn các NHTM định giá phí dịch vụ dựa trên đối thủ cạnh tranh, theo quy định của nhà nước,…mà chưa dựa trên giá trị thực tế của sản phẩm dịch vụ cung cấp cho
khách hàng, theo mức độ rủi ro, theo địa điểm,… Vietcombank cần ứng dụng
phương pháp thích hợp của kế tốn quản trị để tính giá thành sản phẩm. Mặc dù việc tính giá thành sản phẩm trong ngân hàng là không đơn giản, không thể tính được chi tiết cho từng đơn vị sản phẩm như doanh nghiệp, song vẫn có các yếu tố để dựa vào đó lượng định nó một cách tương đối. Việc tính tốn được giá thành sẽ giúp các ngân hàng ấn định giá bán hợp lý hơn, quản lý chi phí tốt hơn.
Cụ thể, với thương hiệu mạnh, doanh số lớn về TTQT và mạng lưới NHĐL rộng khắp thế giới, Vietcombank có lợi thế trong việc đàm phán với các NHĐL thỏa thuận các khoản phí ưu đãi cho khách hàng của Vietcombank. Chẳng hạn, thay vì tính mức phí Min/ Max trên một lần chuyển tiền mà không phân biệt số tiền bằng các mức phí linh hoạt cho các mức tiền chuyển xác định sẽ hợp lý và khách hàng hài lòng hơn thu hút được nhiều khách hàng hơn, nhờ đó doanh số cũng cao hơn.
Hoặc chào bán mức phí cạnh tranh hơn cho các sản phẩm TTQT thông dụng đồng thời chào bán các sản phẩm dịch vụ trọn gói giá cao hơn có thể khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn ở sản phẩm này nhưng lại được hưởng giá thấp hơn ở sản phẩm khác, trong khi ngân hàng có điều kiện thu hút khách hàng mà thu nhập lại khơng
giảm, thậm chí có thể tăng do khách hàng muốn nhận được sản phẩm có tính tiện
ích cao, nên sẵn sàng trả phí cao.
Về tổ chức thực hiện và nhân sự quản lý, điều hành hoạt động thanh tốn quốc tế
Vietcombank cần có phương pháp để kiểm sốt chặt chẽ chi phí hoạt động để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như phương pháp tổ chức ghi nhận số liệu chi phí phát sinh hợp lý. Chi phí quản lý chung cần được tập hợp và có phương án phân bổ thích hợp; Phân tích đánh giá các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí thời gian tác nghiệp nhằm tìm kiếm ngun nhân làm tăng chi phí quản lý, từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu hoặc loại bỏ chi phí khơng mang lại giá trị gia tăng cho ngân hàng như chi phí liên quan đến công đoạn xử lý nội bộ,…
Về nhân sự quản lý điều hành hoạt động của Vietcombank và hoạt động TTQT nói riêng, có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc để nâng cao hiệu quả quản trị bằng nhiều biện pháp khác nhau như tinh giảm bộ máy nhân sự quản lý, mời chuyên gia nước ngoài tham gia quản trị điều hành. Hiện tại, một số chi nhánh của Vietcombank có những phịng ban có một trưởng phịng, ba hoặc bốn phó phịng chuyên trách gây sự chia rẽ trong quản lý công việc cũng như nhân sự. Đồng thời, thực hiện tinh giảm biên chế đối với cán bộ trình độ thấp. Việc tinh giảm cán bộ giúp tiết giảm chi phí tiền cơng, tiền lương. Việc có sự tham gia quản lý điều hành của đội ngũ chun gia nước ngồi có thể giúp nâng cao chất lượng quản lý điều hành đồng thời tạo môi trường cho cán bộ có năng lực cơ hội học tập, tiếp cận và thích nghi với phong cách, tác phong làm việc của sếp người nước ngoài và nâng cao hiệu suất công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TTQT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tác động rất tích cực đến sự phát triển
của của các NHTM. Nghiên cứu, học tập nhằm giữ vững được vai trò đầu tàu trong
TTQT là vấn đề sống còn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, thương
hiệu được biết đến như là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Trong chương 1, luận văn đi vào nghiên cứu các lý luận cơ bản về thanh toán
quốc tế, vai trò của hoạt động TTQT đối với NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu sâu vào
những rủi ro tiềm ẩn trong TTQT, những bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT
nhằm giữ vững và gia tăng được hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống Vietcombank
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Vietcombank
Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà Nước).
Ngày 1/4/1963, Vietcombank chính thức khai trương và đi vào hoạt động như một
NH đối ngoại độc quyền, đóng vai trị là NH chun doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,…), TTQT, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngồi, làm đại lý cho
Chính Phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa
(cũ)… Ngồi ra, Vietcombank cịn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với
NHTW các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Chính từ vị thế đặc biệt kể trên,
Vietcombank đã sớm trở thành NHTM duy nhất tại Việt Nam sánh vai với các ngân
hàng quốc tế trong khu vực.
Ngày 14/11/1990, Vietcombank chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên
doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Vietcombank bắt đầu hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính, với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng, TTQT và dịch vụ ngân hàng với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Ngày 21/9/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 286/QĐ- NH5 về việc thành lập lại Vietcombank theo mơ hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ- TTg ngày 7/3/1994 của Thủ
Năm 1997, Vietcombank đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế
VISA và MASTER CARD. Tính đến thời điểm hiện nay, Vietcombank là ngân hàng
cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng và mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ lớn nhất tại Việt Nam. Năm 1998, Vietcombank thành lập Cơng ty cho th tài chính Vietcombank – VCB Leasing.
Năm 2002, Vietcombank thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Vietcombank – VCBS.
Năm 2007, Vietcombank là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu. Vietcombank hiện có trên 12.508 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, hơn 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên tồn quốc; 5 cơng ty con tại Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing), Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khốn Vietcombank (VCBS), Cơng ty TNHH Vietcombank
Tower 198, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài chính Việt Nam và Cơng ty Chuyển
tiền Vietcombank; 2 công ty con tại nước ngồi; 1 văn phịng đại diện tại
Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết.
Nguồn: Báo cáo tài chính q 2-2012 riêng lẻ đã kiểm tốn [2]
Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100
quốc gia và vùng lãnh thổ. Vietcombank thu hút được 6 triệu khách hàng cá nhân và là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn.
Vietcombank cịn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân Hàng Việt Nam. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.
Nguồn: http://www.vietcombank.com.vn/About/Milestones.aspx
2.1.2. Những kết quả đạt được của Vietcombank
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý. Có thể kể ra một số thành tựu đã được ghi nhận của Vietcombank trong 3 năm gần đây.
Năm 2009, Vietcombank tiếp tục đạt các giải thưởng do tạp chí Asiamoney, Trade Finance Magazine bình chọn như: Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất cho các sáng kiến về các sản phẩm ngoại hối và tài trợ cấu trúc, Nhà mơi giới chính tốt nhất trong dịch vụ ngoại hối, Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại nội địa tốt nhất,… Và Vietcombank cũng đạt được những giải thưởng như: Top 10- thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín, Top 20 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam, Thương hiệu chứng khốn uy tín, Thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiêu biểu,…
Năm 2010, Vietcombank vẫn là ứng cử viên nhận được các bình chọn của Tạp chí
Asiamoney như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong 5 năm liền 2006-2010, Ngân hàng
cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp 2008-2010, Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất,… Trong năm 2010, Vietcombank cũng đạt được các giải thưởng như: Thương hiệu quốc gia 2010, Thương hiệu bền vững toàn quốc, Thương hiệu chứng khốn uy tín, Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010.
Năm 2011, Vietcombank tiếp tục đạt những danh hiệu do Trade Finance, Tạp chí The Banker bình chọn. Vietcombank xếp hạng trong 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới. Các giải thưởng như: Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011 (9 năm liên tiếp 2003-2011),
thương hiệu toàn quốc. Đặc biệt năm 2011, Vietcombank hoàn thành xuất sắt mục tiêu kinh doanh năm với các vị trí.
- Số 1 về hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu; hoạt động kinh doanh thẻ.
- Số 2 về lợi nhuận; quy mô vốn chủ sở hữu.
- Số 3 về doanh số kiều hối.
- Số 4 về dư nợ tín dụng; huy động vốn.
Nguồn: Website www.vcb.com.vn- 10 sự kiện tiêu biểu của Vietcombank năm 2011
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank đến năm 2012
Sau 50 năm hoạt động, Vietcombank đã trở thành một NHTM hiện đại, hoạt
động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng trên toàn quốc. Vietcombank vươn lên trở thành NHTM Nhà nước có quy mơ đứng thứ 2 về vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012, tổng tài sản đạt 440.006 tỷ đồng tăng
19.98% so với năm 2011, huy động vốn cuối kỳ đạt 294.874 tỷ đồng, tăng 22% so
với đầu năm. Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2012 đạt 257.584 tỷ quy đồng, tăng
23%, duy trì thị phần 8,5% tồn ngành.
Các chỉ số khác như ROAA đạt 1,31%, ROAE đạt 17,20%, hệ số an toàn vốn
CAR đạt 12,02%, đạt các chuẩn mực quốc tế. Các chỉ tiêu an toàn khác như tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn đạt 87,35%, tỷ lệ nợ xấu 2,03%. Đây thực sự là những con số có ý nghĩa, đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn thực hiện được mục tiêu tăng trưởng bình quân trên 10%.
Bảng 2.1. So sánh tình hình tài chính 2010 – 2012 Đơn vị: tỷ VNĐ Danh mục 2010 2011 Tỷ lệ tăng trưởng 2011/2010 2012 Tỷ lệ tăng trưởng 2012/2011 Tổng tài sản 307.621 366.722 19,21% 440.006 19,98% Huy động vốn cuối kỳ 208.320 241.700 16,02% 294.874 22,00% Dư nợ tín dụng cuối kỳ 176.814 209.418 18,4% 257.584 23,00% Vốn chủ sở hữu 20.737 28.639 38,1% 38.633 34,90% ROAA 1,50% 1,25% -16,67% 1,21% -3,20% ROAE 22,55% 17,08% -24,26% 16,98% -0,58% CAR 9,0% 11,14% 23,78% 12,02% 7,90%
Dư nợ ngắn hạn 58.88% 41.12% Dư nợ trung dài hạn 10.20% 89.80% Tín dụng doanh nghiệp Tín dụng thể nhân
Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ cho vay tồn hệ thống tính đến 31/12/2012 đạt
257.584 tỷ quy đồng. Cơ cấu tín dụng được cải thiện theo chiều hướng tích cực,
tổng dư nợ trên tổng tài sản đạt 58,54%. Dư nợ ngắn hạn là 151.665 tỷ quy đồng, dư nợ trung dài hạn là 106.919 tỷ quy đồng, dư nợ VNĐ là 137.963 tỷ quy đồng, dư nợ ngoại tệ là 3.567,6 triệu quy USD. Tính theo loại tiền dư nợ ngoại tệ tăng 7,4%, dư nợ VND tăng 18,7%. Tính theo kỳ hạn dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng mạnh mẽ tăng 29,93% so với cuối năm 2011 trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng
24,17%. Dư nợ cho vay xuất khẩu đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 64%, chiếm tỷ