Những kết quả đạt được củaVietcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33)

2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống Vietcombank

2.1.2. Những kết quả đạt được củaVietcombank

Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý. Có thể kể ra một số thành tựu đã được ghi nhận của Vietcombank trong 3 năm gần đây.

Năm 2009, Vietcombank tiếp tục đạt các giải thưởng do tạp chí Asiamoney, Trade Finance Magazine bình chọn như: Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất cho các sáng kiến về các sản phẩm ngoại hối và tài trợ cấu trúc, Nhà mơi giới chính tốt nhất trong dịch vụ ngoại hối, Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại nội địa tốt nhất,… Và Vietcombank cũng đạt được những giải thưởng như: Top 10- thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín, Top 20 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam, Thương hiệu chứng khốn uy tín, Thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiêu biểu,…

Năm 2010, Vietcombank vẫn là ứng cử viên nhận được các bình chọn của Tạp chí

Asiamoney như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong 5 năm liền 2006-2010, Ngân hàng

cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp 2008-2010, Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất,… Trong năm 2010, Vietcombank cũng đạt được các giải thưởng như: Thương hiệu quốc gia 2010, Thương hiệu bền vững toàn quốc, Thương hiệu chứng khốn uy tín, Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010.

Năm 2011, Vietcombank tiếp tục đạt những danh hiệu do Trade Finance, Tạp chí The Banker bình chọn. Vietcombank xếp hạng trong 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới. Các giải thưởng như: Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011 (9 năm liên tiếp 2003-2011),

thương hiệu toàn quốc. Đặc biệt năm 2011, Vietcombank hoàn thành xuất sắt mục tiêu kinh doanh năm với các vị trí.

- Số 1 về hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu; hoạt động kinh doanh thẻ.

- Số 2 về lợi nhuận; quy mô vốn chủ sở hữu.

- Số 3 về doanh số kiều hối.

- Số 4 về dư nợ tín dụng; huy động vốn.

Nguồn: Website www.vcb.com.vn- 10 sự kiện tiêu biểu của Vietcombank năm 2011

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank đến năm 2012

Sau 50 năm hoạt động, Vietcombank đã trở thành một NHTM hiện đại, hoạt

động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng trên toàn quốc. Vietcombank vươn lên trở thành NHTM Nhà nước có quy mơ đứng thứ 2 về vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012, tổng tài sản đạt 440.006 tỷ đồng tăng

19.98% so với năm 2011, huy động vốn cuối kỳ đạt 294.874 tỷ đồng, tăng 22% so

với đầu năm. Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2012 đạt 257.584 tỷ quy đồng, tăng

23%, duy trì thị phần 8,5% tồn ngành.

Các chỉ số khác như ROAA đạt 1,31%, ROAE đạt 17,20%, hệ số an toàn vốn

CAR đạt 12,02%, đạt các chuẩn mực quốc tế. Các chỉ tiêu an toàn khác như tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn đạt 87,35%, tỷ lệ nợ xấu 2,03%. Đây thực sự là những con số có ý nghĩa, đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn thực hiện được mục tiêu tăng trưởng bình quân trên 10%.

Bảng 2.1. So sánh tình hình tài chính 2010 – 2012 Đơn vị: tỷ VNĐ Danh mục 2010 2011 Tỷ lệ tăng trưởng 2011/2010 2012 Tỷ lệ tăng trưởng 2012/2011 Tổng tài sản 307.621 366.722 19,21% 440.006 19,98% Huy động vốn cuối kỳ 208.320 241.700 16,02% 294.874 22,00% Dư nợ tín dụng cuối kỳ 176.814 209.418 18,4% 257.584 23,00% Vốn chủ sở hữu 20.737 28.639 38,1% 38.633 34,90% ROAA 1,50% 1,25% -16,67% 1,21% -3,20% ROAE 22,55% 17,08% -24,26% 16,98% -0,58% CAR 9,0% 11,14% 23,78% 12,02% 7,90%

Dư nợ ngắn hạn 58.88% 41.12% Dư nợ trung dài hạn 10.20% 89.80% Tín dụng doanh nghiệp Tín dụng thể nhân

Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ cho vay tồn hệ thống tính đến 31/12/2012 đạt

257.584 tỷ quy đồng. Cơ cấu tín dụng được cải thiện theo chiều hướng tích cực,

tổng dư nợ trên tổng tài sản đạt 58,54%. Dư nợ ngắn hạn là 151.665 tỷ quy đồng, dư nợ trung dài hạn là 106.919 tỷ quy đồng, dư nợ VNĐ là 137.963 tỷ quy đồng, dư nợ ngoại tệ là 3.567,6 triệu quy USD. Tính theo loại tiền dư nợ ngoại tệ tăng 7,4%, dư nợ VND tăng 18,7%. Tính theo kỳ hạn dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng mạnh mẽ tăng 29,93% so với cuối năm 2011 trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng

24,17%. Dư nợ cho vay xuất khẩu đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 64%, chiếm tỷ

trọng 10,7% so với mức 7,7% cuối năm 2010.

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2011 [22,23], Phịng kế tốn tổng hợp Vietcombank HO

Hình 2.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietcombank

Hoạt động huy động vốn. Mặc dù trong năm 2012, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm sốt thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn cịn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Vietcombank một mặt

tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước mặt khác đã linh hoạt đưa các giải

pháp đẩy mạnh huy động vốn từ nền kinh tế đạt 294.874 tỷ quy đồng, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của tồn ngành. Đặc biệt huy động vốn từ dân cư đạt 148.616 tỷ đồng, tăng 22,23%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu Vietcombank. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 123.573 tỷ đồng tăng 2,88%.

Hoạt động kinh doanh thẻ đạt và vượt 1,5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch, Vietcombank đã phát hành được hơn 1,3 triệu thẻ các loại. Doanh số sử dụng và

thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt

6.612 tỷ đồng, tăng 43%, đặc biệt doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank

đạt 1 tỷ USD, tăng 30,4% so với năm 2011 và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Vietcombank cũng là ngân hàng có mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ lớn nhất nước với số máy đạt gần 22.000 máy, chiếm thị phần hơn 28%, là trong số những ngân hàng có mạng lưới ATM lớn nhất cả nước với tổng số máy đạt 1.700 máy.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Vietcombank vẫn duy trì phát triển mạnh với số

lượng khách hàng cá nhân khoảng 6,8 triệu tính đến thời điểm cuối năm 2012, mỗi

năm cơ sở khách hàng của Vietcombank đều tăng thêm được hơn 800.000 khách hàng do tăng các chủ thẻ Connect 24.

Hoạt động đầu tư của Vietcombank cũng có cơ cấu đa dạng. Lĩnh vực tài chính ngân hàng và dịch vụ hỗ trợ chiếm tỷ trọng 67,5%, bảo hiểm 12,88%, cho thuê văn phòng bất động sản 12,11%, đầu tư khác 7,51%. Tính đến 31/12/2011, tổng vốn đầu tư hợp nhất của Vietcombank (chưa trừ dự phòng) là 2.826 tỷ đồng, chiếm 13,9% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2011 đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2010, vượt 144% kế hoạch.

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2011 [25-27], Phịng kế tốn tổng hợp Vietcombank HO

2.1.4. Mơ hình tổ chức thực hiện dịch vụ TTQT trong hệ thống Vietcombank

Mơ hình tổ chức thực hiện dịch vụ TTQT trong hệ thống Vietcombank thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh và các điểm giao dịch trực thuộc. Sau 50 năm hình thành và phát triển, Vietcombank cũng đã ban hành các quy trình chuẩn trong tồn hệ thống ứng với từng phương thức TTQT cụ thể như: Quy trình chuyển tiền bằng điện trong hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Quy trình thanh tốn xuất nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm cơ sở cho các cán bộ tác nghiệp.

Hình 2.2. Mơ hình tổ chức thực hiện dịch vụ TTQT tại Vietcombank

(1), (2), (3), (4): Khách hàng cung cấp các chứng từ TTQT tại các PGD, Chi

nhánh hoặc Chi nhánh đầu mối của Vietcombank.

Nếu khách hàng giao dịch tại các PGD trực thuộc chi nhánh thì các PGD sẽ kiểm tra sơ bộ hồ sơ và khả năng thanh toán của khách hàng sau đó chuyển hồ sơ về chi nhánh thực hiện tác nghiệp xử lý yêu cầu của khách hàng theo quy định của Vietcombank ứng với từng phương thức và giao dịch cụ thể phát sinh trong trường

(3)

CÁC KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU TTQT TẠI VCB

PGD A PGD B PGD C PGD D

CHI NHÁNH

CHI NHÁNH ĐẦU MỐI

TRUNG TÂM THANH TOÁN

CÁC NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ CỦA VCB Ở NƯỚC NGOÀI

NGÂN HÀNG CỦA ĐƠN VỊ HƯỞNG

ĐƠN VỊ HƯỞNG (1) (1) (1) (2) (2) (4) (5) (6) (7) (8) (1)

Nếu khách hàng giao dịch tại các PGD trực thuộc chi nhánh không được phép tác nghiệp độc lập hoặc chi nhánh đầu mối thì các PGD và chi nhánh tương tự cũng sẽ kiểm tra sơ bộ hồ sơ và khả năng thanh tốn của khách hàng và chuyển tồn bộ chứng từ về chi nhánh đầu mối xử lý nghiệp vụ theo quy trình tác nghiệp của từng phương thức thanh toán cụ thể của Vietcombank.

(5): Chi nhánh hoặc chi nhánh đầu mối khởi tạo các loại điện như phát hành, thanh tốn, thơng báo, tra soát,… ứng với từng phương thức thanh toán và từng giao dịch cụ thể trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Vietcombank. Người có thẩm quyền tại bộ phận nghiệp vụ ở chi nhánh hoặc chi nhánh đầu mối duyệt điện để chuyển điện đến TTTT.

(6): Tại TTTT trực thuộc hội sở chính, các loại điện đã được khởi tạo sẽ được truyền qua cổng STP xử lý giao dịch tự động của bộ phận tin học và được sử lý tự động trên máy tính. Nếu điện đã tạo đáp ứng được điều kiện và hạn mức STP sẽ được hạch tốn và chuyển điện đi nước ngồi đến NH đại lý ở một quốc gia thích hợp hoặc ở quốc gia của người thụ hưởng.

(7): Ngân hàng đại lý của Vietcombank tại nước người thụ hưởng sẽ chuyển trả tiền (bao gồm chuyển điện, thanh toán bù trừ, hoặc chuyển vốn) đến ngân hàng của đơn vị hưởng.

(8): Ngân hàng thụ hưởng ghi có tài khoản người thụ hưởng đối với điện thanh

tốn và thơng báo đến người thụ hưởng đối với các điện khác.

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank

Sự phát triển của ngành ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động TTQT của ngành ngân hàng. Khơng nằm ngồi xu thế phát triển chung đó, hoạt động TTQT của Vietcombank trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng vượt bậc.

2.2.1. Về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank

Doanh số thanh tốn XNK của Vietcombank từ năm 2009 đến 2012 nhìn chung có sự tăng trưởng khá đều đặn về mặt tỷ lệ cũng như giá trị. Tuy nhiên, doanh số thanh toán XNK của Vietcombank cũng chịu sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước và thế giới mỗi năm.

Bảng 2.2. Doanh số thanh toán XNK của Vietcombank qua các năm

Đơn vị: Tỷ USD

Hình 2.3. Giá trị thanh toán XNK của Vietcombank qua các năm

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2010 [28], 2011 [25], Phịng Tổng hợp thanh tốn Vietcombank HO

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm. Do vậy hoạt động TTQT của Vietcombank cũng khơng tránh khỏi tình trạng giảm sút doanh số. Tuy nhiên, năm 2010, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lý giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lý phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank. Tổng doanh số thanh toán XNK của Vietcombank trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009, vượt 12% kế hoạch đề ra. Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2010 qua Vietcombank đạt 16,5 tỷ USD, tăng 31,6% so với năm 2009. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2010 qua Vietcombank đạt 14,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009. Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Giá trị Tỷ lệ % tăng/giảm Giá trị Tỷ lệ % tăng/giảm Giá trị Tỷ lệ % tăng/giảm Thanh toán XNK 25,62 31,00 + 21,00 38,80 + 25,50 47,34 +22,00 Thanh toán Xuất khẩu 12,46 16,50 + 31,60 21,83 + 32,30 28,16 +29,00 Thanh toán Nhập khẩu 13,15 14,50 + 10,00 16,97 + 17,00 19,18 +21,00

12.46 13.15 16.6 14.5 21.38 16.97 28.16 19.18 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2009 2010 2011 2012

Sang năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thanh tốn XNK nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Trong năm 2011, Vietcombank cũng triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh tốn tới khách hàng thơng việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại. Kết quả là, năm 2011 doanh số thanh toán XNK qua Vietcombank đạt 38,8 tỷ USD, tăng 25,5 % so với năm trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch XNK cả nước.

Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới càng chuyển biến phức tạp hơn. Tuy nhiên so với năm 2011, Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong doanh số TTQT mặc dù tỷ lệ tăng trưởng có giảm. Giá trị thanh tốn XNK của Vietcombank năm 2012 đạt 47,34 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng 22% (giảm nhẹ so với năm 2011 3,5%). Trong đó giá trị thanh tốn xuất khẩu đạt 28,16 tỷ USD, giá trị thanh toán nhập khẩu đạt 19,18 tỷ USD. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu …

Nhằm phát huy tốt vai trị đầu mối thanh tốn XNK, năm 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn Vietcombank vẫn duy trì được doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ

35,5 tỷ USD. Vietcombank cũng đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm và triển khai nhiều

giải pháp để khai thác các nguồn ngoại tệ nhằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu đủ xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2011 [25], Phịng Tổng hợp thanh tốn Vietcombank HO

Qua số liệu đã trình bày có thể thấy mức độ tăng doanh số TTQT của Vietcombank về mặt giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ tăng trưởng có thể thấy mức tăng trưởng này tương xứng với nội lực của Vietcombank về tổng tài sản, vốn chủ

XNK của Vietcombank qua các năm thì tổng doanh số thanh tốn xuất khẩu về giá trị cũng như thị phần luôn luôn đạt mức cao hơn doanh số, thị phần nhập khẩu, cao hơn thị phần XNK chung mặc dù Việt Nam là nước nhập siêu. Điều này cho thấy lợi thế cạnh tranh của Vietcombank rất lớn đặc biệt là mảng thanh toán xuất khẩu.

2.2.2. Về thị phần thanh toán quốc tế của Vietcombank so với cả nước

Vietcombank tiếp tục duy trì được thị phần lớn trong hoạt động thanh toán XNK,

thị phần thanh toán XNK chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2009, 20% (2010), 19,20% (2011), 18,70% (2012). Trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước trong năm 2009, 23% (2010),

22,60% (2011), 18,70% (2012); doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm 19,1% thị

phần cả nước trong năm 2009, 17% (2010), 15,80% (2011) và 14,76% (2012).

Bảng 2.3. Giá trị, thị phần thanh toán XNK, xuất khẩu, nhập khẩu riêng lẻ của Vietcombank Đơn vị tính: Tỷ USD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)