Thực hiện kỹ thuật đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng ngực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain kết hợp với fentanyl sau phẫu thuật mở vùng bụng (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu

2.3.2. Thực hiện kỹ thuật đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng ngực

Hình 2.14. Tư thế gây tê và các mốc giải phẫu

Nguồn: David L. Brow - Atlas of regional anaesthesia [44]

Tiến hành kỹ thuật đặt catheter vào khoang NMC ngực trước khi gây mê phẫu thuật:

- Thầy thuốc rửa tay, mặc áo, đeo găng vô trùng.

- Sát khuẩn vùng gây tê bằng betadin.

- Trải săng lỗ vào vị trí định gây tê, xác định vị trí chọc ở mức T7 –T10. - Tê tại chỗ bằng lidocaine 1% theo thứ tự trong da, dưới da, dây chằng. - Chọc kim Tuohy qua da khoảng 2- 2,5 cm (chiều vát của kim về phía đầu).

Hình 2.15: Luồn catheter qua kim Touhy vào khoang NMC

(Nguồn: Duc H. Do (2017) [48])

- Thực hiện kỹ thuật mất sức cản để xác định khoang NMC. Lắp bơm tiêm chứa 5ml dung dịch NaCl 9‰ và bóng khí vào kim Tuohy. Dùng ngón cái và ngón trỏ tay trái tiến kim từ từ từng mm một, mu bàn tay trái luôn tựa chắc trên lưng bệnh nhân để việc đẩy kim được chính xác. Tay phải bơm nhẹ vào piston tạo áp lực dương liên tục, khi đầu kim chưa qua dây chằng vàng ln thấy có sức cản lại ở bơm tiêm và bóng khí nhỏ trong bơm tiêm bị biến dạng. Kim đi qua dây chằng vàng có cảm giác “sựt” và mất sức cản trên bơm tiêm, dễ dàng bơm dung dịch NaCl 9‰ vào và bóng khí trong bơm tiêm không bị biến dạng nữa.

- Hút qua kim Tuohy khơng có máu, dịch não tuỷ.

- Cố định catheter bằng opsite dọc theo lưng.

- Test 3ml lidocain 2% (pha adrenalin 1/200.000). Theo dõi trong vòng 05 phút, nếu tần số tim và/hoặc huyết áp tăng > 20% giá trị nền thì có thể catheter đã nằm trong mạch máu, nếu có tê hai chi dưới thì có thể catheter nằm trong khoang dưới nhện. Trong trường hợp nghi ngờ, chuyển sang giảm đau đường tĩnh mạch và bệnh nhân bị đưa ra khỏi nghiên cứu.

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trở lại trên bàn mổ.

- Theo dõi trong vòng 3-5 phút, nếu vào mạch máu tần số tim có thể tăng >20% trong vòng 30-60 giây.

2.3.3. Pha hỗn hợp thuốc tê để giảm đau sau mổ

Pha dung dịch ropivacain 0,1%/ 0,125%/ 0,2% + fentanyl (2μg/ml). a. Nguyên tắc pha thuốc: vô trùng.

b. Chuẩn bị:

- Người pha thuốc: bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên gây mê đã rửa tay, mặc áo vô trùng, đi găng phẫu thuật.

- Phương tiện: 01 bơm tiêm 50 ml đầu nhỏ, 01 kim lấy thuốc, 01 dây truyền, 01 chạc ba.

- Thuốc: ropivacain 0,2%/20ml ; ropivacain 0,5 %/10ml; 06 ống fentanyl 0,1 mg ; 01 chai NaCl 0,9%.

c. Cách pha dung dịch gây tê

- Dung dịch ropivacain nồng độ 0,1%+ fentanyl 2μg/ml: dùng bơm tiêm

50ml hút 150 ml dung dịch ropivacain 0,2% (7,5 ống ropivacain 0,2%/20ml), cùng với 06 ống fentanlyl 0,1 mg/2ml cho vào chai còn chứa 138 ml NaCl 0,9% thu được 300 ml hỗn hợp thuốc tê ropivacain 0,1% + fentanyl 2μg/ml.

- Dung dịch ropivacain nồng độ 0,125% + fentanyl 2μg/ml: dùng bơm

tiêm 50ml hút 75 ml dung dịch ropivacain 0,5% (7,5 ống ropivacain 0,5%/10ml), cùng với 06 ống fentanlyl 0,1 mg cho vào chai còn chứa 213 ml NaCl 0,9% thu được 300 ml hỗn hợp thuốc tê ropivacain 0,125% + fentanyl 2μg/ml.

- Dung dịch ropivacain nồng độ 0,2% + fentanyl 2μg/ml: dùng bơm tiêm

50ml hút 120 ml dung dịch ropivacain 0,5% (12 ống ropivacain 0,5%/10ml), cùng với 06 ống fentanlyl 0,1 mg/2ml cho vào chai có chứa 168ml NaCl 0,9% thu được 300 ml hỗn hợp thuốc tê ropivacain 0,2% + fentanyl 2μg/ml.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain kết hợp với fentanyl sau phẫu thuật mở vùng bụng (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)