.2 Thị phần theo giá trị của các hãng sữa năm 2009

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách quản lý trong thị trường sửa bột trẻ em dưới sáu tuổi ở việt nam (Trang 26 - 28)

Cơng ty Thị phần Tích lũy Abbott 26.8% 26.8% Friesland Campina 26.7% 53.5% Mead Johnson 13.9% 67.4% Vinamilk 12.6% 80.0% Danone Dumex 8.2% 88.2% Nestlé 4.4% 92.6%

Arla foods (Milex) 2.2% 94.8%

Nutifood 2.0% 96.8%

Meiji Dairies 1.5% 98.3%

Khác 1.7% 100.0%

Tổng 100%

(Nguồn: Vinamilk, trích trong Sài Gịn Tiếp Thị, 2010)

Mặc dù mức độ thâm nhập thị trƣờng là khác nhau, nhƣng các công ty này đều là những tên tuổi lớn trong ngành sữa với 5 công ty nằm trong danh sách 15 cơng ty sữa lớn nhất tồn cầu xét về doanh thu bao gồm: Nestle, Danone Dumex, Friesland Campina, Arla Foods (Milex) và Meiji Diaries (FAO, 2009 - Phụ lục 3); hai đại gia đến từ Mỹ là Abbott (Fortune 500) và Mead Johnson (Global 2000); còn Vinamilk cũng là một công ty lớn trong thị trƣờng sữa Việt Nam khi chiếm đến 37% thị phần sữa nói chung.

Theo luật cạnh tranh 2004, doanh nghiệp đƣợc coi là có vị trí thống lĩnh thị trƣờng khi chiếm trên 30% thị phần. Nhóm doanh nghiệp thống lĩnh khi chiếm trên 50% thị phần đối với hai doanh nghiệp, 65% thị phần đối với 3 doanh nghiệp, và 75% thị phần đối với 4 doanh nghiệp. Theo đó, thị trƣờng sữa bột trẻ em đang có một nhóm thống lĩnh bao gồm Abbott, Friesland Campina, Vinamilk và Mead Johnson. Nhƣng liệu các doanh nghiệp này có cấu kết hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để gây hạn chế cạnh tranh?

Rất khó để đƣa ra một kết luận, tuy nhiên, xét về biểu hiện thị trƣờng có thể thấy việc cấu kết hoặc dẫn giá của nhóm doanh nghiệp thống lĩnh là khó xảy ra. Thứ nhất, mỗi hãng đều bị hấp dẫn bởi việc giảm giá bán để chiếm thị phần lớn hơn, và điều đó sẽ kéo mặt bằng

giá về mức cân bằng thấp hơn mức giá độc quyền. Thứ hai, việc cấu kết hoặc dẫn giá của các hãng dẫn đầu còn phải xem xét đến phản ứng của các đối thủ còn lại trong thị trƣờng. Sẽ dễ dàng hơn nếu các hãng còn lại kém về năng lực. Thực tế các cơng ty cịn lại trong thị trƣờng đều là những đối thủ có tầm cỡ, và ln tranh thủ sơ suất của công ty khác để ngoi lên. Đặc biệt trong bối cảnh thị trƣờng còn tiềm năng nhƣ Việt Nam, xác lập chỗ đứng trong thị trƣờng lúc này là rất quan trọng, thị trƣờng tồn tại động lực cạnh tranh nhiều hơn cấu kết.

2.2.4 Rào cản gia nhập thị trƣờng

Về mặt pháp lý, các quy định hiện hành tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng, thậm chí khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ dây chuyền sản xuất và phát triển đàn bị tại Việt Nam. Nên nhìn chung rào cản thị trƣờng về mặt pháp lý là không đáng kể (Cục quản lý cạnh tranh, 2010). Nhƣng về mặt kinh doanh, thị trƣờng tồn tại một số rào cản khác nhau đối với những đối tƣợng kinh doanh khác nhau.

Nhƣ đã phân tích, thị trƣờng sữa là một thị trƣờng phụ thuộc rất lớn vào niềm tin ngƣời tiêu dùng do vấn đề bất cân xứng thông tin. Ngƣời tiêu dùng thƣờng chỉ tin vào sản phẩm của những cơng ty lớn, có uy tín, và những sản phẩm đắt tiền, tạo nên rào cản cho những công ty nhỏ muốn tham gia thị trƣờng bằng cách tự phát triển sản phẩm mới, hoặc kinh doanh những sản phẩm chƣa có tên tuổi. Rào cản này sẽ giảm đi cho những doanh nghiệp có năng lực tài chính, năng lực kinh doanh với sản phẩm tốt và chiến lƣợc tiếp thị hiệu quả. Vì thế mà thị trƣờng hiện chỉ là sân chơi của những công ty sữa lớn, và những sản phẩm đắt tiền, sự lựa chọn ở phân khúc giá rẻ ít hơn rất nhiều so với phân khúc cao cấp, và đó là một thiệt thịi cho ngƣời tiêu dùng (Bảng 2.2 và Bảng 2.6).

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp tham gia thị trƣờng bằng cách nhập khẩu, phân phối hàng “xách tay”, do kinh doanh dựa vào sản phẩm đã có tên tuổi ở các nƣớc và hƣớng đến những nhóm khách hàng cụ thể với quy mơ nhỏ, nên rào cản thị trƣờng của nhóm này là khơng đáng kể. Mặc dù giá cả thị trƣờng đƣợc xác định phần lớn bởi nhóm doanh nghiệp đầu tiên, nhƣng những doanh nghiệp này cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh khi mang lại cho ngƣời tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn với một danh mục sản phẩm phong phú, đồng thời sự tham gia của họ cũng giúp rút ngắn khác biệt về giá giữa Việt Nam và các nƣớc khác.

Do chỉ tồn tại rào cản đối với một số đối tƣợng trong thị trƣờng nên thực tế số doanh nghiệp tham gia ngành sữa vẫn tăng qua các năm, với tốc độ tăng trung bình là 24%/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách quản lý trong thị trường sửa bột trẻ em dưới sáu tuổi ở việt nam (Trang 26 - 28)