Việt Nam
Tại Việt Nam, phòng chống thảm họa là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta. Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh Số 70/SL, ngày 22/5/1946 thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê - tiền thân của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ngày nay.
Việt Nam là nước có điều kiện địa lý tự nhiên rất phức tạp, hàng năm xảy ra hàng chục cơn bão, lũ lụt, tố lốc, mưa đá, sạt lở đất, động đất, hạn hán, cháy nổ, đổ sập cơng trình, tai nạn giao thơng...điển hình như cơn bão số 5 (Linda) tháng 1/1997 xảy ra ở Tây Nam Bộ; các cơn bão 4,5,6 xảy ra vào tháng 11, 12/1998 ở khu vực miền Trung; hai đợt lũ lịch sử tháng 11, 12/1999 xảy ra liên tiếp ở các tỉnh miền Trung; các vụ sạt lở núi, lũ ống, lũ quét ở Sơn La, Lai Châu; vụ cháy xe khách ở Đại Bái- Bắc Ninh năm 2003 [63]; vụ cháy Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tại TP. Hồ Chí Minh năm 2002 [61], cơn bão số 2 gây lũ lụt trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung tháng 8/2007, vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007, sập mỏ đá Lèn Cờ và Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) năm 2011...đã gây ra những tổn thất rất lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Các hoạt động phối hợp liên ngành trong khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa hầu hết mang tính chất bị động, chưa có sự phối hợp quản lý điều hành thống nhất của các cấp, đặc biệt chưa có mơ hình cụ thể trong việc TDCCNN hàng loạt nên việc đáp ứng với thảm họa
chưa kịp thời và hiệu quả, nhất là công tác điều hành tại chỗ nơi xảy ra thảm họa và việc tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị và xử lý ơ nhiễm mơi trường cịn nhiều bất cập chưa giải quyết được một cách cơ bản và hệ thống, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định đời sống dân sinh cũng như hoạt động của các cơ sở y tế dân y và quân y [4], [22], [53].
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác phịng chống thảm họa. Ngành Y tế đã coi cơng tác phịng chống, khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa là một nội dung công tác quan trọng, từ năm 1996 Bộ Y tế Việt Nam đã ra quyết định xây dựng môn Y học thảm họa, thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn Y học thảm họa, Bộ Y tế có Ban phịng chống thảm họa thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do một Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Trong kế hoạch công tác hàng năm từ Bộ Y tế đến Sở y tế các địa phương đều đưa công tác chủ động giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa là một trong các trọng tâm công tác của Ngành với các mục tiêu sau:[42], [45], [46].
- Đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ nhân viên Y tế, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thảm họa gây ra.
- Bằng mọi biện pháp có hiệu quả để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cứu chữa kịp thời các nạn nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các dịch bệnh trong và sau thảm họa góp phần tích cực vào việc phục hồi sản xuất và ổn định đời sống nhân dân
- Hướng dẫn và cùng nhân dân vệ sinh mơi trường, phịng chống dịch bệnh, phát hiện sớm, dập tắt kịp thời không để dịch bệnh lây lan.
Qua việc tổ chức thu dung, cứu chữa các nạn nhân trong một số vụ thảm họa, những bài học cần rút ra là:
- Phải có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan trong việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn. Có Ban chỉ huy điều hành thống nhất và có kế hoạch đáp ứng y tế được chuẩn bị trước tại các bệnh viện.
- Đảm bảo nguyên tắc “4 tại chỗ” trong phịng chống thảm họa nhưng phải có sự chi viện hỗ trợ của tuyến trên khi cần thiết.
- Cần có lực lượng thuần thục về chun mơn sẵn sàng thu dung, cứu chữa nạn nhân do thảm họa. Thường xuyên huấn luyện, diễn tập về TDCCNN hàng loạt do thảm họa với các mức độ khác nhau là rất cần thiết.
- Cán bộ quản lý và cán bộ chun mơn tham gia phịng chống thảm họa cần được đào tạo cập nhật kiến thức thường xuyên.
- Công tác cấp cứu, điều trị, trang thiết bị y tế, phải tiếp cận và ứng dụng được các tiến bộ về y học của các nước phát triển.
- Ngành y tế phải có lực lượng cán bộ, kinh phí, trang bị, phương tiện dự bị để chủ động và sẵn sàng trong mọi tình huống thảm họa.
Trong lĩnh vực kết hợp quân - dân y để cứu chữa người bị thương, bị nạn đã có nhiều văn bản pháp qui của Nhà nước, Chính phủ, liên Bộ Quốc phòng - Y tế ban hành. Hiện nay, các mơ hình hoạt động kết hợp quân-dân y khá phong phú và đa dạng [20].Tuy nhiên, về mặt tổ chức thu dung, cứu chữa của các mơ hình chỉ mới ở tuyến y tế cơ sở, chưa được đề cập đến tuyến bệnh viện. Đặc biệt là: chưa có đề tài nào đề cập đến việc tổ chức thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt khi xảy ra thảm họa. Ngoài việc xây dựng các kế hoạch diễn tập mang tính chất thực hiện yêu cầu nhiệm vụ của một bệnh viện quân đội như: BVTUQĐ 108, BV175, BV103, BV87/QCHQ, BV17/QK5, BV4/QK4,... và một số bệnh viện dân y khác [17], [41],[65].
Về hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến phòng chống chống thảm họa, tìm kiếm cứu nạn. Luật Quốc phịng số 39/2005/QH11 đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua và được công bố theo Lệnh số 12/2005/L-CTN ngày 27/6/2005 của Chủ tịch nước, tại chương V- Phòng thủ dân sự đã qui định: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự tại địa phương; chủ động huy động lực lượng tai chỗ để xử lý các tình huống khi có tình trạng chiến
tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; thực hiện các biện pháp bảo vệ nhân dân, trong đó có việc tổ chức lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục hậu quả chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm hoặc thảm họa do thiên nhiên và con người gây ra [41], [42], [44].
Nghị định số 71/2002/NĐ-CP/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm đã qui định rõ việc tổ chức cấp cứu và cứu hộ người bị nạn một cách cụ thể [43].
Thông tư số 03/TTLB liên Bộ Y tế - Quốc phòng ngày 04/3/1994 về việc kết hợp quân dân y cứu chữa và chăm sóc người bị nạn do thảm họa.
Tóm lại: đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của hệ thống y tế Việt
Nam là dựa vào các cơ sở y tế dân y và quân y để tổ chức tìm kiếm, cấp cứu, thu dung, điều trị nạn nhân hàng loạt theo bậc thang điều trị ở các tuyến [53], [68], [73].
THẢM HỌA HỌA
Tìm kiếm, cứu chữa, vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn
Cấp cứu, cứu chữa cơ bản và một phần chuyên khoa, giảm tối đa tỷ lệ tử vong
Điều trị tại các bệnh viện tỉnh, Quân khu, Trung ương, cứu chữa điều trị theo chuyên khoa,
giảm tỷ lệ và mức độ tàn phế cho nạn nhân
Tuyến I
Tuyến II
Sơ đồ 1.3: Đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của Y tế Việt Nam
Nguồn: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn [47]
- Tuyến thứ nhất: sử dụng các tổ chức cơ động cứu hộ, cứu nạn, tổ cấp
cứu vận chuyển...để tìm kiếm, cứu chữa, vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn, cấp cứu phân loại sơ bộ theo thứ tự ưu tiên vận chuyển và tổ chức vận chuyển về các cơ sở y tế điều trị theo chỉ định.
- Tuyến thứ hai: cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện/ thị hoặc
các cơ sở y tế quân y và dân y gần nhất. Tại đây thực hiện cứu chữa cơ bản và chuyên khoa nhằm cứu sống tính mạng các nạn nhân, hạn chế đến mức thấp tỷ lệ tử vong do thảm họa.
- Tuyến thứ ba: điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương là
thực hiện các biện pháp cứu chữa chuyên khoa nhằm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tàn phế cho các nạn nhân.
Công tác tổ chức mạng lưới thu dung, cấp cứu khi có thảm họa thiên tai của Việt Nam bao gồm:
- Trạm y tế và tương đương: là đơn vị kỹ thuật y tế cơ sở của cộng đồng, giữ vai trò rất quan trọng; nơi thực hiện kỹ thuật y tế đầu tiên đó là sơ cứu, cấp cứu và điều trị sớm nhất cho các nạn nhân do thảm họa thiên tai gây ra. Phịng khám đa khoa khu vực có trách nhiệm hỗ trợ các xã khi có thảm họa thiên tai.
- Bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện và tương đương: tổ chức cấp cứu, phân loại và vận chuyển các trường hợp vượt quá khả năng lên tuyến trên, triển khai các tổ cấp cứu lưu động chi viện hỗ trợ cho tuyến xã, bố trí sắp xếp lại lực lượng tại chỗ để thu dung và cấp cứu nạn nhân.
- Bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương: chịu trách nhiệm chi viện hỗ trợ cả về nhân lực, kỹ thuật và trang thiết bị cho tuyến huyện, sẵn sàng các đội cấp cứu cơ động với các chuyên khoa, nhất là phẫu thuật và hồi sức cấp cứu có trang bị đầy đủ để sẵn sàng lên đường được ngay khi có yêu cầu; chuẩn bị
thu dung các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến huyện xã chuyển lên; kịp thời báo cáo Bộ Y tế để giải quyết những trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn. Các bệnh viện trung ương cần chuẩn bị đầy đủ các phương án sẵn sàng chi viện cho tuyến tỉnh, tổ chức sẵn các đội cấp cứu với các thầy thuốc chuyên khoa giỏi trang bị đầy đủ các cơ số thuốc men, dụng cụ và phương tiện đi lại, hàng năm tổ chức diễn tập thuần thục các khâu về tổ chức, điều hành, triển khai chuyên môn kỹ thuật, phối hợp hiệp đồng triển khai cứu chữa nạn nhân...để khi có lệnh thực hiện nhiệm vụ được ngay.