2. Nguyên tắc thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa:
TẠI BỆNH VIỆN
+ Nếu số lượng nạn nhân vừa phải, về khơng dồn dập có thể sử dụng ngay khoa Khám bệnh triển khai mở rộng nơi thu dung phân loại như: sử dụng hành lang, sảnh chờ của khoa khám bệnh, phòng cấp cứu lưu hoặc sân khoa khám bệnh để thu dung phân loại, xử trí TKC (nếu có), lập hồ sơ bệnh án và đưa nạn nhân vào các khoa lâm sàng điều trị theo chuyên khoa.
+ Nếu số lượng nạn nhân nhiều, về bệnh viện dồn dập, để tại khoa Khám bệnh không thể triển khai bảo đảm được, phải tổ chức riêng một đội TDPL triển khai cạnh khoa Khám bệnh hoặc một bãi trống như sân khoa Khám bệnh, sân bóng, nhà xe... để thu dung, phân loại, cấp cứu xử trí TKC (nếu có), lập hồ sơ bệnh án và vận chuyển nạn nhân vào các khoa lâm sàng điều trị theo chuyên khoa. Đồng thời các khoa lâm sàng dồn dịch bệnh đang điều trị thường xuyên hoặc cho những bệnh nhân đã điều trị ổn định hoặc không cần sự can thiệp theo dõi của y tế ra viện hoặc chuyển bệnh nhân ngoại khoa đã hết thời gian theo dõi sang các khoa nội để dành số giường trống sẵn sàng nhận nạn nhân vào cấp cứu, điều trị.
Sơ đồ 3.3 : Sơ đồ triển khai cơ bản tại bệnh viện theo phương án 1 * Phương án 2: Thảm họa lớn, xa bệnh viện trên 40 km, thương vong
nhiều, hạ tầng cơ sở khơng tốt, vận chuyển khó khăn khơng thể trực tiếp chuyển nạn nhân về bệnh viện tuyến cuối quân khu được. Nghĩa là các BV tuyến cuối quân khu tổ chức hoạt động giải quyết thảm họa và phải triển khai
TẠI BỆNH VIỆN
Đội thu dung phân loại (TDPL)
Các khoa lâm sàng
Đội thu dung phân loại (TDPL)
ngoài phạm vi bệnh viện để tiếp cận gần nơi thảm họa góp phần tiếp nhận cứu chữa nạn nhân sớm nhất, được tổ chức triển khai như sau:
- Tại nơi thảm họa:
Vẫn tổ chức đội quân y cơ động đến hiện trường thảm họa để tìm kiếm cứu chữa bước đầu, cứu chữa TKC, phân loại nạn nhân vận chuyển về các cơ sở điều trị. Trong tình huống này đội QYCĐ khơng cần lớn chỉ cần tinh gọn, rất cơ động và chun mơn hóa cao.
- Tại bệnh viện:
Từ biên chế còn lại tách ra một lực lượng đủ để tổ chức triển khai BVDC đáp ứng thảm họa, triển khai cách hiện trường 10 - 15 km, làm tuyến sau cho đội QYCĐ. Số cán bộ nhân viên còn lại của bệnh viện làm nhiệm vụ thường xuyên thu dung, khám, chữa bệnh bình thường, nhưng thu hẹp nhiệm vụ và phạm vi cứu chữa, chủ yếu là giải quyết những trường hơp cấp cứu.
Như vậy theo phương án này thì sau khi bố trí đội quân y cơ động tới hiện trường, bệnh viện tiếp tục tách ra một lực lượng đủ để thành lập Bệnh viện dã chiến (BVDC), hoạt động độc lập với bệnh viện tuyến cuối quân khu, có tổ chức là một bệnh viện đa khoa có chuyên khoa làm tuyến sau cho đội quân y cơ động với các nhiệm vụ cụ thể:
- Tiếp nhận nạn nhân từ đội QYCĐ hoặc các tuyến trước về, đăng kí, phân loại, chuyển vào các bộ phận chức năng trong bệnh viện điều trị rồi chuyển về bệnh viện tuyến sau theo quy định.
- Cứu chữa cơ bản và chuyên khoa kỳ đầu cho nạn nhân theo phân cấp cứu chữa.
- Chuyển những nạn nhân vượt khả năng điều trị về tuyến sau (bệnh viện tuyến cuối quân khu hoặc các cơ sở y tế khác).
- Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác như: pha chế dịch chuyền và các loại thuốc thông thường cho bệnh viện theo qui định, tuần tra canh gác, thống kê báo cáo.
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ triển khai cơ bản tại bệnh viện theo phương án 2
* Qui mô, biên chế: theo Quyết định số 20/QĐ-TM ngày 02/01/2009
của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam [15].
- Qui mơ BVDC: 150 giường, trong đó ngoại khoa: 100 giường và nội khoa: 50 giường.
- Biên chế: 124 người, tỷ lệ phục vụ: 0,8 với đầy đủ thành phần.
* Tổ chức BVDC:
Mơ hình triển khai BVDC được triển khai theo sơ đồ dưới đây.
Bệnh viện dã chiến Đội quân y cơ động Lực lượng còn lại của bệnh viện BỆNH VIỆN QUÂN KHU
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện dã chiến