4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu giả thiết 3
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến
Qua Bảng 4.5 tác giả nêu lên thống kê mô tả sơ bộ về các biến sử dụng trong mơ hình. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thanh tốn cổ tức trung bình 45.18%, giá trị lớn nhất là 158.99% và giá trị thấp nhất là 0. Tỷ lệ dòng tiền tự do trên tổng tài sản FCF trung bình của các cơng ty là 0.41%. Gía trị trung bình của tỷ lệ tăng trưởng GROW là 141.55%, nợ LEV là 115.67%, rủi ro RISK là 3.56%, logarit của quy mô cơng ty SIZE là 27.08. Trong đó, độ lệch chuẩn của SIZE (1.57), LEV (1.09) và GROW (0.96) khá lớn cho thấy quy mô, nợ và tỷ lệ tăng trưởng của các cơng ty có độ lệch khá lớn.
Hình 4.1: Mơ hình phân phối các biến
Tác giả tiến hành kiểm định mơ hình hồi quy các nhân tố đại diện cho chi phí đại diện tác động đến chính sách cổ tức của các cơng ty. Tương tự như việc lựa chọn mơ hình phù hợp cho việc kiểm định giả thiết 1 và 2, dựa trên kết quả hồi quy tại Phụ lục
9, 10, 11 tác giả sử dụng phương pháp tổng bình phương ước lượng bé nhất Panel
Least Squares với hiệu ứng cố định cả hai biến công ty và thời gian để ước lượng các tham số của hàm hồi quy. Trước khi phân tích kết quả hồi quy, tác giả kiểm định sự phù hợp của mơ hình.
Đầu tiên để kiểm tra sự phù hợp của các biến được đưa vào mơ hình 3, tác giả thực hiện kiểm định Wald: với giả thiết H0 là các biến có ràng buộc.
Theo kết quả ở Bảng 4.6 trên, ta thấy P-value ở dòng F-statistic (bằng 0) nhỏ hơn α (α = 0.05), nên ta bác bỏ giả thiết H0: Các biến có ràng buộc, nên các biến cần thiết phải đưa vào mơ hình.
Tiếp theo tác giả nghiên cứu và phân tích mức độ tương quan để đo lường mối quan hệ giữa các biến độc lập, giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mơ hình. Nếu giữa các biến độc lập trong mơ hình, khơng có cặp biến nào có hệ số tương quan lớn hơn 0.8 là chấp nhận được và ngược lại thì xem như mơ hình bị hiện tượng đa cộng tuyến.
Từ kết quả tính tốn của chương trình Eviews tác giả có kết quả về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình.
Bảng 4.7: Kiểm định tương quan giữa các biến trong mơ hình
Từ kết quả tại Bảng 4.7 trên ta nhận thấy khơng có hiện tượng tương quan giữa các cặp biến độc lập trong mơ hình và giá trị tương quan lớn nhất giữa các biến là 0.506213.
Dựa vào kết quả của việc kiểm định Wald Test và mức độ tương quan của mơ hình, tác giả nhận thấy mơ hình hồi quy với các biến đã mô tả là phù hợp.
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mơ hình 3 theo phương pháp Panel Least Squares với hiệu ứng cố định cả hai biến công ty và thời gian
DIVit = -1.297849 – 0.033357*FCFit – 0.045552*LEVit – 0.041672*GROWit – 0.224863*PRFTit + 0.071688*SIZEit – 1.268833*RISKit
Trong mơ hình này, nếu so với kết quả hồi quy theo phương pháp Panel Least Squares tại Phụ lục 9, mức độ giải thích của các biến độc lập với biến giải thích đã được cải thiện với mức độ giải thích của mơ hình là R2
= 38.76%, R2 = 21.64% và Durbin-Watson stat đạt 2.223745.
Dựa vào kết quả kiểm định giả thiết 3 theo phương pháp hồi quy bé nhất Panel Least Squares với hiệu ứng cố định cả hai biến công ty và thời gian ta thấy:
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả ảnh hưởng của các nhân tố chi phí đại diện đến chính sách cổ tức
Số thứ tự Nhân tố Kết quả hồi quy Ghi chú
1 FCF (-) Khơng có ý nghĩa thống kê 2 GROW (-) Có ý nghĩa thống kê
3 LEV (-) Có ý nghĩa thống kê 4 PRFT (-) Có ý nghĩa thống kê 5 RISK (-) Có ý nghĩa thống kê 6 SIZE (+) Có ý nghĩa thống kê
Với mức ý nghĩa cơ sở là 5%:
- Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa biến địn bẩy tài chính và biến cổ tức với mức ý nghĩa 4.11% tại giá trị của hệ số β là -0.045552. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơng ty Việt Nam có nợ cao khơng có ý định tăng chi trả cổ tức để giảm phí đại diện. Ma trận tương quan cũng chỉ ra rằng các cơng ty có nợ cao khơng có ý định tăng việc chi trả cổ tức. Kết quả này không phù hợp với giả thiết kỳ vọng ban đầu của tác giả, tuy nhiên lại phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả DeAngelo, DeAngelo và Stulz (2004), Oskar Kowalewski Ivan Stetsyuk và Oleksandr Tavavera (2007), Hafeez Ahmed và
Attiya Y Javid (2009), Aasia Asif Waqas Rasool và Yasir Kamal (2010), Siti Rahmi Utami và Eno L Inanga (2011).
- Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa biến lợi nhuận và biến cổ tức với mức ý nghĩa 1.83% tại giá trị của hệ số β là -0.224863. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty Việt Nam có lợi nhuận cao sẽ khơng có xu hướng chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm phí đại diện. Ma trận tương quan cũng cho kết quả nghịch biến tương ứng. Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với giả thiết kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như không phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả Jensen và các cộng sự (1992), Han và các cộng sự (1999), Fama và French (2001), Eriotis (2005), Nacelur và các cộng sự (2006), Amidu và Abor (2006), Baker và các cộng sự (2007), Oskar Kowalewski Ivan Stetsyuk và Oleksandr Tavavera (2007), Thanh Tan Truong MBus và BBus (2007), Hafeez Ahmed và Attiya Y Javid (2009), Siti Rahmi Utami và Eno L Inanga (2011), Edward Marfo-Yiadom và Samuel Kwaku Agyei (2011), Yordying Thanatawee (2011), Duha Al-Kuwari (2012).
- Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa biến rủi ro và biến cổ tức với mức ý nghĩa 0.01% tại giá trị của hệ số β là -1.268833. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các công ty Việt Nam có mức độ rủi ro càng lớn sẽ có xu hướng giảm chi trả cổ tức để tránh áp lực tài trợ từ bên ngoài đồng thời tránh gia tăng khả năng phá sản của công ty. Hay nói cách khác các cơng nào có mức độ rủi ro thấp sẽ có xu hướng chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm phí đại diện. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả của ma trận tương quan. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thiết kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả Rozeff (1982), Jensen và các cộng sự (1992), Bradley Capozza và Seguin (1998), Chen và Steiner (1999), Nacelur và các cộng sự (2006), Amidu và Abor (2006), Thanh Tan Truong MBus và BBus (2007), Fodil Adjaoud và Walid Ben-Amar (2010).
Với mức ý nghĩa cơ sở là 10%:
- Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa biến tăng trưởng và biến cổ tức với mức ý nghĩa 9.73% tại giá trị của hệ số β là -0.041672. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các cơng ty Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng thấp sẽ có xu hướng chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm phí đại diện hay nói cách khác các cơng ty có cơ hội tăng trưởng lớn có xu hướng giảm phân phối tiền mặt cho các cổ đông, tập trung nguồn lực cho hoạt động đầu tư phát triển kinh doanh. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả của ma trận tương quan và giả thiết kỳ vọng ban đầu của tác giả. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả Rozeff (1982), Jensen (1986), Lang và Litzenberger (1989), Jensen và các cộng sự (1992), Dempsey và Laber (1992), Alli và các cộng sự (1993), Holder và các cộng sự (1998), La Porta và các cộng sự (2000), Amidu và Abor (2006), Baker và các cộng sự (2007), Thanh Tan Truong MBus và BBus (2007), Jianguo Chen và Nont Dhiensiri (2009), Hafeez Ahmed và Attiya Y Javid (2009), Aasia Asif Waqas Rasool và Yasir Kamal (2010), Duha Al-Kuwari (2012).
- Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa biến quy mô công ty và biến cổ tức với mức ý nghĩa 6.23% tại giá trị của hệ số β là 0.071688. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các cơng ty Việt Nam có quy mơ lớn sẽ có xu hướng chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm phí đại diện. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thiết kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả Lloyd và các cộng sự (1985), Eddy và Seifert (1988), Jensen và các cộng sự (1992), Redding (1997), Holder và các cộng sự (1998), Fama và French (2001), Sawicki (2005), Eriotis (2005), Baker và các cộng sự (2007), Oskar Kowalewski Ivan Stetsyuk và Oleksandr Tavavera (2007), Fodil Adjaoud và Walid Ben-Amar (2010), Siti Rahmi Utami và Eno L Inanga (2011).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được mối quan hệ nghịch biến giữa biến dòng tiền tự do với biến cổ tức tại giá trị của hệ số β là -0.033357. Tuy
nhiên biến này khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty Việt Nam khơng có ý định chi thêm cổ tức khi dòng tiền tự do lớn để giảm chi phí đại diện. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả kiểm định giả thiết 1 khi chưa mở rộng mơ hình cũng như phù hợp với kết quả của ma trận tương quan. Ngoài ra, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Siti Rahmi Utami và Eno L. Inanga (2011).