Định hướng của tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Ha-Thi-Xuan-My-VH1802 (Trang 89 - 91)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN

3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên và phương hướng xây dựng

3.1.2. Định hướng của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Điện Biên có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái. Trong đó, nổi bật nhất là quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ - một trong mười Di tích Quốc gia đặc biệt được công nhận lần đầu tiên trong cả nước. Đồng thời có tiềm năng lớn về hệ sinh thái rừng, sông, suối, hang động, hồ nước, điểm nước khống nóng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.

Để phát huy được những thế mạnh sẵn có của tỉnh, cùng với hướng phát triển đã xây dựng cho du lịch của nhà nước, Cơ quan, chính quyền địa phương tỉnh Điện Biên cũng cần có những định hướng rõ ràng để đẩy mạnh ngành du lịch của tỉnh. Tỉnh xác định sẽ từng bước đưa Điện Biên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Trong Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã xác định: xây dựng Điện Biên trở thành 1 trong 3 địa bàn trọng điểm phát triển du lịch (Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn) của Vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch lịch sử, gắn với quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ. Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc gắn liền với các giá trị của các Di tích quốc gia đặc biệt như Chiến trường Điện Biên Phủ, Hồ Pá Khoang và Rừng văn hóa lịch sử Mường Phăng để đưa khu du lịch quốc gia này trở thành điểm nhấn, mốc son trên tuyến du lịch qua miền Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và cả nước một cách bền vững.

Hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, đồng thời phối hợp với

Tổng cục Du lịch và các tỉnh trong khu vực để thực hiện các chương trình xúc tiến đến các thị trường du lịch trọng điểm trong và ngoài nước. [67]

Một trong những định hướng quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển là việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Về cơ sở lưu trú: ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng; phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 02 - 03 dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (khách sạn xếp hạng 3 sao đến 5 sao). Về cơ sở ăn uống: mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống dân tộc vùng Tây Bắc, các đặc sản tự nhiên của khu vực; chú trọng phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mơ hình nhà hàng, quán bar, chợ văn hóa du lịch... góp phần phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của địa phương. Về cơ sở vui chơi giải trí: tăng cường và mở rộng phát triển các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp giữa hiện đại và thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, chú trọng khai thác các giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ và văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc theo hướng hình thành các cơng viên chuyên đề, các tổ hợp vui chơi giải trí, thể thao... [67]

Thêm vào đó, tỉnh cũng nỗ lực định hướng cho người dân địa phương tại các bản trong tỉnh tham gia vào du lịch. Thơng qua đó đem đến được những lợi ích tích cực khơng chỉ cho cho người dân mà còn cho cả khách du lịch, cả điểm đến, và ngành du lịch của tỉnh Điện Biên. Một số hoạt động được đẩy mạnh triển khai như giáo dục, tuyên truyền về các giá trị văn hóa - lịch sử, bảo tồn các tài nguyên, gắn kết cộng đồng; hoặc thông qua các hoạt động như tìm hiểu văn hóa địa phương, trải nghiệm, tham gia vào cuộc sống của người dân địa phương. Những hoạt động này cũng đồng thời mang đến lợi ích nhiều mặt khác như: thu hút nguồn đầu tư vào du lịch, bảo tồn, phát huy các nét văn hóa truyền thống, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, hỗ trợ vào cơng tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, tạo cơng ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Một phần của tài liệu Ha-Thi-Xuan-My-VH1802 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w