Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.292 km2 với dân số khoảng 1,1 triệu người, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60, cách thành phố Cần Thơ 95 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Đã đầu tư dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu thông ra biển qua địa bàn huyện Duyên Hải, Trà Cú để đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 20.000 tấn vào cảng Cái Cui - Cần Thơ. Nơi đây có đủ điều kiện để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại cửa biển Định An. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ơn hịa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27 độ C, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch.
2.1.1. Kinh tế:
Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ yếu từ các ngành nghề như: may mặc, giày da, các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.
2.1.2. Văn hoá – xã hội:
Trà Vinh có kho tàng văn hố đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chôl Chnam Thmây (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hố khác. Người Khmer cịn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.
2.1.3. Hoạt động ngân hàng:
Trà Vinh là một trong 2 tỉnh được tách ra từ tỉnh Cửu Long: Vĩnh Long và Trà Vinh. Trà Vinh là tỉnh có nền kinh tế tương đối chậm phát triển, cơ sở vật chất cịn ngèo nàn, trình độ dân trí cịn thấp, kinh tế chủ yếu dựa nào nông nghiệp, thuỷ hải sản…Trong những năm gần đây, Trà Vinh đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và thu hút nhiều dự án đầu tư: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, khu kinh tế mới Định An, dự án cầu Cổ Chiên nối liền Trà Vinh và Bến Tre, rút ngắn khoảng cách từ Trà Vinh so với TP.HCM – Trung tâm kinh tế của cả nước. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên về số lượng và quy mô hoạt động, nhiều NHTM đã chọn Trà Vinh để mở chi nhánh giao dịch. Đến nay, trên địa bàn Trà Vinh có các chi nhánh ngân hàng sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh 3. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh 4. Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
5. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
6. Ngân hàng Sài GịnThươngTín (Sacombank) - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh 8. Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
9. Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh 10. Ngân hàng Cổ phần Thương mại Phương Nam
11. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
12. Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
13. Ngân hàng Đại Tín – chi nhánh Trà Vinh.