Hình 2.2 : Xu hướng thay đổi vốn bình quân một doanh nghiệp
3.2.1 Ổn định sự hoạt động của thị trường chứng khóan
Cơn khát vốn hiện nay không chỉ diễn ra trong ngành xây dựng, mà đây cũng là thực trạng của rất nhiều ngành trong nền kinh tế Việt Nam. Các DN không thể mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm mà khơng cần tài chính hỗ trợ. Với các công cụ và chức năng đặc biệt của thị trường tài chính, nó đã trở thành một nhân tố quan trọng không thể thiếu giúp khơi thông vốn cho DN, việc thiết lập thị trường này nằm ngồi tầm với của DN, chỉ có nhà nước mới có thể can thiệp được, mà việc đầu tiên là phải tập trung phát triển thị trường chứng khoán, biến TTCK trở thành kênh thu hút và cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn cho các DN.
Trên thế giới, TTCK còn thể hiện “sức khỏe” của nền kinh tế. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam còn quá non trẻ, chưa phát huy hết vai trò của nó trong nền kinh tế. Từ năm 2007 đến nay chứng kiến nhiều bất ngờ của TTCK Việt Nam, đặc biệt là trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh. Một trong những nguyên nhân đưa thị trường lên trên 1.100 điểm vào tháng 3/2007 sau đó xuống cịn 514 điểm vào ngày 31/12/2008 và thường xuyên ở mức dưới 450 điểm trong năm 2011 là do các chính sách quản lý thơng tin niêm yết chưa được hoàn thiện.
Tận dụng sự bất cân xứng thông tin, các Công ty đã đưa ra các thơng tin chưa đầy đủ và chính xác khi phát hành cổ phiếu, che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng các thơng tin có lợi, các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, các trung gian tài chính cung cấp và xử lý thơng tin khơng chính xác... tình trạng này dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khơng chính xác, gây cung cầu ảo bóp méo tín hiệu thị trường gây thiệt hại và nản lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cơ quan quản lý chưa có biện pháp hữu hiệu khắc phục vấn đề này. Việc xử lý các vi phạm công bố thông tin của các cơ quan quản lý còn nhẹ dẫn đến tâm lý chây ỳ của DN, khả năng giám sát các DN niêm yết của các cơ quan quản lý cũng là một tồn tại cần được cải thiện, điển hình như cơng ty dược viễn đơng (mã chứng khốn DVD) chậm công bố thông tin cả năm trời, bị mở thục tục phá sản, cắt điện thoại liên lạc mà các cơ quan quản lý trực tiếp là cả Sở giao dịch và ủy ban chứng khốn khơng hề hay biết.
Vì thế, Chính phủ cần phải có các chính sách xiết chặt việc cơng bố thông tin của các Công ty niêm yết, bảo đảm tính trung thực, kịp thời. Tăng cường khả năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán. Xử lý kịp thời, nghiêm khắc với các chế tài mạnh bảo đảm tính răn đe cao. Quy định mới đưa ra tháng 10/2011 xử lý đến cấp cá nhân khi có vi phạm cơng bố thơng tin là hợp lý nhưng cần phải có cơ chế giám sát để các quy định như vậy được thực thi triệt để. Có như vậy mới tạo lịng tin của nhà đầu tư, thúc đẩy
cho DN.
Cần phải xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm nhằm tăng tính hiệu quả cho thị trường tài chính, giảm chi phí thơng tin. Dịch vụ đánh giá tín nhiệm với các thơng tin chính xác, kịp thời sẽ cung cấp thêm cho các cơ quan giám sát thị trường chứng khoán và các cơ quan quản lý tài chính cơng cụ để quản lý và giám sát; cung cấp thông tin để cho phép các nhà đầu tư kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, góp phần cho thị trường hoạt động ổn định hơn, trung thực hơn.