Hình 2.2 : Xu hướng thay đổi vốn bình quân một doanh nghiệp
3.2.3 Phát triển thị trường cho thuê tài chính
Dịch vụ cho thuê tài chính đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Hiện nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25 - 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các DN. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển nhanh là do CTTC thể hiện là một hình thức tài trợ có tính an tồn cao, tiện lợi, và hiệu quả cho các bên giao dịch.
máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các DN, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất kinh doanh. Người thuê được sử dụng tài sản được và hưởng thụ những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định, đồng thời có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dưới hình thức CTTC khơng địi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho DN tiếp giải tỏa được áp lực về vốn tài trợ cho các tài sản. Như vậy DN vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh.
Rõ ràng loại hình này rất thích hợp cho DN vừa và nhỏ bởi vì thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay do bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh, giúp cho DN tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh.
Tại Việt Nam, dịch vụ CTTC bắt đầu xuất hiện từ năm 1996, mặc dù dịch vụ CTTC có tác dụng cho các DN như vậy, nhưng hoạt động cho thuê tài chính thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam.
Mặc dù dịch vụ này có mặt tại Việt Nam 15 năm nay, song các DN biết đến CTTC khơng nhiều. Các DN muốn mở rộng sản xuất, có nhu cầu về vốn thường nghĩ ngay đến vay ngân hàng thay vì tìm đến cơng ty CTTC. Ngun nhân là do các DN vẫn chưa nhận thức được hết lợi ích từ kênh tín dụng này cũng như thơng tin về thị trường dịch vụ CTTC ở VN hiện nay chưa phát triển. Bên cạnh đó, giá cả CTTC hiện nay ở VN đang cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Vì vậy, để dịch vụ này trở thành một kênh cấp vốn hiệu quả cho các DN thì
ngồi nỗ lực của các đơn vị cho th tài chính, chính phủ cũng cần phải hỗ trợ để thúc đẩy thị trường phát triển.
Việc trước tiên là cần sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc tế. Theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, đối tượng tài sản để cho thuê tài chính chỉ là các động sản, đây là một trong những bất cập cần được sửa đổi. Mặc dù đã có quy định bên cho thuê được thu hồi tài sản nếu bên thuê vi phạm hợp đồng, nhưng thực tế việc thu hồi và xử lý tài sản gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài gây nản lịng các nhà cho th tài chính, vì vậy cần có chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng chây ỳ, lừa đảo trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các quy định về phương thức quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản thuê tài chính cũng nên chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế...
Bản chất của thuê tài chính là tín dụng, nhưng thuê tài chính trong thời gian qua không được hưởng các ưu đãi hỗ trợ về lãi suất. Vì vậy, Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động cho th tài chính thơng qua ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, … để hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực cho thuê tài chính cũng như khuyến khích các DN sử dụng dịch vụ này.
Thứ đến là cần tăng cường cơng tác tun truyền, quảng bá những tiện ích của cho th tài chính tới cộng đồng DN thơng qua nhiều hoạt động như các hội thảo, hoạt động của các hiệp hội, các cơng ty cho th tài chính, các phương tiện truyền thông.
Nhà nước cần sớm mở cửa lĩnh vực CTTC. Việc mở cửa, hội nhập hoạt động CTTC sẽ dẫn đến nhiều công ty và tập đoàn nước ngoài tham gia thành lập CTTC tại nước ta, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dịch vụ kênh tín
dụng này phát huy được tác dụng đối với các DN.