Phát triển thị trường tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 66)

Hình 2.2 : Xu hướng thay đổi vốn bình quân một doanh nghiệp

3.2.2 Phát triển thị trường tín dụng

Hoạt động tín dụng ngân là một mắt xích trọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có một vai trị cực kỳ quan trọng, là một kênh phân bổ và sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực xã hội.

Hoạt động tín dụng ngân hàng đang có những đóng góp lớn trong việc thu hút vốn cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Theo đó, cần tích cực cung ứng vốn tín dụng cho ngành nghề, các DN làm ăn có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các DN làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa, mất uy tín trên thương trường. Từ cuối năm 2007 đến nay, thị trường tín dụng có nhiều biến động ln gây bức xúc cho cộng đồng DN. Lãi suất ngày một tăng cao, việc cung ứng vốn chập chờn khi nới lỏng, lúc khác lại khan hiếm khiến cho doanh nghiệp luôn bị động về kênh huy động vốn. Đặc biệt là từ đầu năm 2011, với chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với nhiều biện pháp can thiệp hành chính vào thị trường tài chính, vốn tín dụng bị kẹp chặt, tín dụng cho bất động sản bị đóng băng đã đặt các doanh nghiệp xây dựng vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, tín hiệu thị trường

méo mó. Trong những điều kiện thị trường vốn biến động như vậy thì các DN khó có thể thực hiện được đúng CTV đã xây dựng, vì vậy chính phủ phải có những giải pháp phát triển ổn định thị trường tín dụng.

Trong khi thực hiện chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu lớn, ổn định kinh tế vĩ mơ, thì vẫn có thể điều chỉnh linh hoạt để tạo sự ổn định nguồn vốn tín dụng cho các DN nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng. Chặng hạn như khi thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng bất động sản thì nên tập trung giảm tỷ trọng một số khoản mục như: vay xây dựng khu đơ thị; vay xây dựng văn phịng (cao ốc) cho thuê; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán; vay mua quyền sử dụng đất ... bên cạnh đó vẫn tăng các khoản mục cho vay liên quan đến bất động sản nhưng mang tính sản xuất, dân sinh như vay xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà, xưởng) phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua nhà để ở...

Cần có quan hệ tín dụng thực sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, mà cụ thể là các Công ty Nhà Nước và các DN dân doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Do vậy, trong thời gian tới cần mở rộng và gia tăng thị phần tín dụng đối với kinh tế dân doanh, ít nhất cũng tương đương với mức đóng góp vào GDP của khu vực này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)