Tổng chi cân đối NSNN qua các năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của việt nam (Trang 35 - 37)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010e s t2

Quyết toán (tỷ đồng) 197,573 248,615 313,478 385,666 469,606 590,714 715,216 669,630

% tăng trưởng 33.31% 25.83% 26.09% 23.03% 21.76% 25.79% 21.08% -6.37%

Dự toán (tỷ đồng) 158,020 187,670 229,750 294,400 357,400 398,980 491,300 582,200

% tăng so với dự toán 25.03% 32.47% 36.44% 31.00% 31.40% 48.06% 45.58% 15.02%

Nguồn: Số liệu MOF

Thứ hai, trong giai đoạn 2007 – 2010, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu

giảm trong năm 2009 – 2010 do triển khai thực hiện các gói kích thích kinh tế. Nguồn thu có tính chia sẻ mà NSTW được hưởng, từ cuối năm 2008 đến 2010 bị ảnh hưởng do việc thực hiện miễn, giảm, giãn thuế để khuyến khích các DN sản xuất. Tốc độ tăng chi gấp 3/2 lần tốc độ tăng thu, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu phản ánh đúng kết quả năm 2009 BCNSNN đạt đỉnh. Trên thực tế, năm 2009 thu NS tăng khá mạnh, nhưng chủ yếu đến từ khoản thu bất thường – giá dầu tăng và thu từ nhà đất (phần lớn thu từ nhà đất địa phương được giữ lại). NSĐP đã tăng chi 51,447 tỷ đồng nhờ tăng được thu nhà đất và tăng bổ sung có mục tiêu từ NSTW để chống suy giảm kinh tế23.

Mặt khác, khủng hoảng tài chính diễn ra cùng với việc bị hạ bậc tín nhiệm, những bất ổn đến từ thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh trong giai đoạn này khiến cho việc vay mượn nước ngồi của CP trở nên khó khăn hơn. Qua đó việc huy động nguồn vốn trong nước nhằm bù đắp thâm hụt NS và hỗ trợ đầu tư phát triển được đẩy mạnh với chi phí vay (lợi suất) cao hơn vay ODA. Kết quả tỷ trọng chi trả nợ bao gồm lãi và gốc trên tổng chi tăng lên ảnh hưởng đến cân đối thu chi NS.

Thứ ba, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã phê chuẩn phương hướng, nhiệm vụ

phát triển KT-XH 5 năm 2006 – 2010 với mục tiêu tổng quát xuyên suốt: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả

và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.”

Cụ thể, trong 5 năm 2006 – 2010, Việt Nam theo đuổi kế hoạch phát triển KT-XH với tốc độ tăng trưởng GDP 7.5%-8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm; vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP; doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng vai trị chủ đạo của nền kinh tế.

Thực tế, giai đoạn 2007 – 2010, vốn đầu tư tồn xã hội tăng mạnh, bình qn giai đoạn 2003 – 2006 đạt 19.26%/năm, giai đoạn 2007 – 2010 là 19.86%/năm. Tỷ lệ vốn

23

đầu tư tồn xã hội/GDP bình qn hàng năm theo giá thực tế giai đoạn 2003 – 2006 là 40.53% trong khi giai đoạn 2007 – 2010 là 43.18%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)