- Phí cao ICBC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
HÀNG TẠI VIỆT NAM
Mặc dù khơng cịn là khái niệm mới mẻ tại thị trường Việt Nam, nhưng bảo hiểm liên kết ngân hàng vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên, cịn khơng ít khó
khăn chờ đợi ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm khi triển khai loại hình sản
phẩm này. Tại Việt Nam, bancassurance được nhiều công ty bảo hiểm và ngân hàng quan tâm trong vòng ba năm trở lại đây và hầu hết đều chọn bán bancassurance
thông qua các chương trình tặng kèm hay lồng ghép vào các sản phẩm của ngân hàng.
Tính đến nay, có gần hai mươi ngân hàng đã ký bản ghi nhớ hợp tác với các công ty bảo hiểm, nhưng trong số đó vẫn cịn nhiều ngân hàng chưa triển khai bán
bancassurance, vài ngân hàng đã triển khai nhưng kết quả còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng. Chỉ một số ít ngân hàng đạt được thành cơng từ mơ hình kinh doanh mới
mẻ này như Sacombank, ACB, ABBANK,…
Ở Việt Nam hiện nay, hình thức bancassurance chủ yếu là thỏa thuận phân phối, chỉ
một vài ngân hàng chọn hướng đi là liên doanh liên kết và tập đồn tài chính. Tuy nhiên, hình thức liên doanh liên kết ở Việt Nam khơng được ưa chuộng lắm vì ngân hàng đối tác khi ký hợp đồng phân phối với công ty bảo hiểm – là con của một ngân hàng khác - thường có tâm lý e ngại cơ sở dữ liệu khách hàng cũng như thông tin nội bộ của ngân hàng mình sẽ rơi vào tay ngân hàng mẹ.
Bancassurance Việt Nam hiện nay triển khai ở cả nhân thọ và phi nhân thọ. Bancassurance phi nhân thọ gồm có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tài sản,… được bán cho khách hàng vay mua xe, mua nhà tại ngân hàng.
Bancassurance phi nhân thọ có hai cách thức phân phối:
Thứ nhất là nhân viên ngân hàng giới thiệu khách hàng cho công ty bảo hiểm để hưởng hoa hồng chứ giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm không ký bất kỳ hợp
đồng thỏa thuận hoặc chịu bất kỳ ràng buộc nào.
Thứ hai là các ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ và phân phối các sản phẩm của chính cơng ty con. Điển hình như trường hợp Ngân hàng đầu
tư và phát triển (BIDV) có cơng ty bảo hiểm con là BIC, và BIDV chỉ phân phối các sản phẩm phi nhân thọ từ BIC đưa sang. Như đã trình bày ở trên, làm
bancassurance mà công ty bảo hiểm là công ty con của ngân hàng thì rất nhạy cảm và thường cơng ty bảo hiểm này chỉ làm việc được với ngân hàng mẹ mà khó ký thỏa thuận phân phối với nhiều ngân hàng khác. Vì vậy, doanh số từ bancassurance mang lại cho BIC không nhiều như mong muốn, chỉ chiếm 10 % tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty này.
Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác như nằm viện, sức khỏe, … thì chưa
được ngân hàng chú trọng do phí của các sản phẩm này cao, trong khi lạm phát
ngày một gia tăng.