Tình hình tăng vốn của 10 NH chưa đáp ứng vào cuối năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam (Trang 43 - 46)

Tính đến cuối 2010, hầu hết các NHTM đã đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR tối thiểu 9%. Một số ít các NH chưa đáp ứng được bao gồm VBARD (6,1%), Ngân hàng Cơng Thương (8,6%) và NVB (8,9%), trong đó các Ngân hàng Cơng Thương và NVB đều đã tiến hành tăng vốn trong thời gian vừa qua, do đó chúng tơi cho rằng tỷ lệ CAR của các NH này đã đạt mức 9% tại thời điểm hiện tại.

Biểu đồ 6: Qui mô ngành NH của một Biểu đồ 7: Hệ số CAR 2010 của một

số quốc gia số NH

2.2.3Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức

Khả năng quản lý và điều hành của các NHTM là một câu hỏi lớn cho các nhà Quản lý Nhà nước. Các NHTM Việt Nam thật sự lúng túng trong công tác quản lý và điều hành sao cho ngân hàng có thể đảm bảo lợi nhuận, an toàn và ổn định khi mà sức ép tăng trưởng rất mạnh trong tiến trình hội nhập tài chính. Một số ngân hàng đã phải tìm biện pháp tư vấn từ các tổ chức tài chính quốc tế (nhưng đạt được hiệu quả thấp vì

các chun gia tư vấn khơng có cái nhìn thực tế đối với nền kinh tế Việt Nam nên hầu

như không chuẩn bị các bước chuyển tiếp cho công tác tái cơ cấu ngân hàng), hoặc phải sử dụng biện pháp bán cổ phẩn cho các tổ chức tài chính, NHNHg để được chuyển giao các phương pháp quản lý điều hành kinh doanh ngân hàng (Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín).

Về cơ cấu tổ chức, các ngân hàng thương mại hiện nay đã có những bước cải thiện đáng ghi nhận trong cơ cấu tổ chức vận hành, đặc biệt là các NHTMCP (ngân hàng ACB, Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng Quốc Tế, Ngân hàng Techcombank). Tuy vậy, các cơ cấu tổ chức mới của các ngân hàng thật sự vẫn còn

nằm trong giai đoạn thử nghiệm, triển khai và điều chỉnh. Trên thực tế là các hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng này cịn rất thiếu ổn định và thơng suốt trong thông tin, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

2.2.4Năng lực cơng nghệ

Có thể nói cơng nghệ hiện đại là yếu tố quyết định sức cạnh tranh. Năng lực công nghệ đi đối với khả năng phát triển mạng lưới và đa dạng hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ. Ngồi ra, trong cơng tác quản trị ngân hàng, công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện và đưa ra các sản phẩm có tính đột phá cao trên thị

trường. Kế đến, yêu cầu tập trung và chia sẻ thông tin mạnh mẽ trong hoạt động hàng

ngày của ngân hàng là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lý rủi ro hiệu quả và yêu cầu này chỉ được thực hiện tốt nhất khi công nghệ thông tin được áp dụng một cách triệt để nhất. Thực tế trên thế giới đã chứng minh việc xây dựng các quy trình quản lý rủi ro với các chuẩn mực quốc tế chỉ có thể thực hiện một cách tốt nhất trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Sự phát triển về quy mơ đi liền với hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Hầu hết các NHTMCP đã và đang triển khai các chương trình phần mềm quản lý, phần mềm kế toán và thanh toán, phần mềm giao dịch,... hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới và do các hãng có uy tín cung cấp và lắp đặt.

Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam như Techcombank, VP bank, MB… rất quan tâm và đầu tư lớn vào cơng nghệ ngân hàng. Chỉ trong vịng 2 năm gần đây, riêng VP bank đã đầu tư gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm việc nâng cấp và sử dụng hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ) – hiện là hệ thống được đánh giá cao nhất trong hệ thống các phần mềm ngân hàng. Với những sự đầu tư này sẽ giúp các NH đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các nghiệp vụ NHQT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)