Xếp hạng của 5 loại dịch vụ tại một số NHTM tiêu biểu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam (Trang 47 - 49)

Trích từ cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp

đã công bố năm 2008. Theo đó, có 7 mức xếp hạng theo thứ tự từ mức chất lượng cao nhất

(mức 1) đến mức chất lượng thấp nhất (mức 7).

Biểu đồ 18 cho thấy các NHTMCP ln dẫn đầu về tính đột phá khi cho ra đời những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đặc biệt là dòng sản phẩm thẻ, Dịch vụ tài khoản, sản phẩm liên quan đến vàng và ngoại tệ, v.v…

2.2.6Năng lực cạnh tranh về hệ thống kênh phân phối, mạng lưới

Không chỉ phát triển về số lượng, qui mô mạng lưới của các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) và ATM của các NH còn khá chênh lệch nhau do chiến lược phát triển và đặc trưng của từng ngân hàng. Riêng 4 NHTMNN đã chiếm 35,7% tổng số lượng ATM của toàn hệ thống. VBARD giữ vai trị chủ đạo trong phát triển đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn nên có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 2.300 CN, PGD và 1.704 ATM trong năm 2010. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động ATM của Agribank chưa cao tương ứng với qui mô. Trong khi đó, các NH như VCB và SEAB với thế mạnh là hoạt động thẻ có mạng lưới ATM lớn thứ 3 và 4 trong khi qui mô về CN, PGD thấp hơn nhiều.

Biểu đồ 9: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn

trong năm 2010

Theo số liệu của IMF, tổng tài sản của ngành đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2007 – 2010, từ 1.097 nghìn tỷ đồng (52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ USD). Con số này được dự báo sẽ tăng lên 3.667 nghỉn tỷ đồng (175,4 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm 2012. Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, Eximbank là NH duy nhất của Việt Nam nằm trong tốp 25 NH tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí thứ 13.

Biểu đồ 10: Top 10 tăng trưởng tài sản Biểu đồ 11: ATM, POS và thẻ ngành NH phát hành

Cùng với sự tăng trưởng về tài sản, mạng lưới ATM cũng như số lượng thẻ đã tăng lên đáng kể. Số lượng ATM tăng mạnh từ 1.800 trong năm 2005 lên 11.700 trong năm 2010, trong khi đó số lượng thẻ tín dụng và ghi nợ được phát hành cũng đã tăng lên gấp đôi trong giai đoạn 2008-2010, đạt 31,7 triệu thẻ. Kết quả này đạt được nhờ thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng gia tăng. VBARD dẫn đầu thị trường về tổng số lượng thẻ phát hành với gần 6,4 triệu thẻ, chiếm 20,2% thị phần trong năm 2010. Tiếp đến là ViettinBank đạt trên 5,7 triệu thẻ, chiếm 18,1% thị phần. VCB đứng thứ 3 với trên 5,3 triệu thẻ, chiếm gần 17% thị phần. SEAB và BIDV lần lượt xếp thứ 4 và 5 với hơn 5 triệu thẻ và 2,7 triệu thẻ, tương đương 16,1% và 8,6% thị phần. Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động sử dụng thẻ, VCB tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về doanh số thẻ các loại, chiếm 23,4% tổng doanh số thẻ của ngành. VBARD vươn lên vị trí thứ 2 với gần 20% thị phần, doanh số tăng gấp 3 lần so với 2009. Tiếp theo là ViettinBank và SEAB chiếm lần lượt 17% và 16% thị phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)