Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều

Một phần của tài liệu Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 49)

mạnh Điều 95 BLHS với trường hợp giết người được áp dụng tình tiết giảm nhẹ điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS

Căn cứ quy định của Điều 95 và điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS, chúng ta thấy cả hai trường hợp người phạm tội đều bị kích động về tinh thần di hành vi trái pháp luật của người khác gây nên nhưng sự khác nhau cơ bản là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân.

- Thứ nhất, về mức độ kích động về tinh thần: nếu như ở trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 thì người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình.

- Thứ hai, về mức độ của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra tình trạng kích động của người phạm tội: Nếu ở Điều 95 hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là nghiêm trọng thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng, hành vi trái pháp luật ở Điều 95 phải là của chính nạn nhân thì ở điểm đ khoản 1 Điều 46 không nhất thiết phải là hành vi của nạn nhân mà là hành vi của bất kỳ người nào khác.

- Thứ ba, về đối tượng tác động của hành vi trái pháp luật: ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội nhưng ở điểm đ khoản 1 Điều 46 thì không nhất thiết phải như thế.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH

ĐỘNG MẠNH 2.1. Một số vấn đề lý luận

Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ chính xác, hiệu quả, thể hiện đúng vai trò, ý nghĩa cũng như mục đích mong muốn khi Nhà nước ban hành một quy phạm pháp luật khi hoạt động nhận thức pháp luật đúng đắn, đầy đủ. Trải qua quá trình hình thành và hoàn thiện, các quy định của pháp luật về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ngày càng được quy định một cách đầy đủ và thống nhất hơn. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chế định này còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để và còn gây nhiều tranh cãi.

Thứ nhất, pháp luật hình sự hiện nay chưa có những căn cứ để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Chính thiếu sót này đã dẫn tới tình trạng gây nhiều tranh cãi giữa những nhà nghiên cứu luật học và bất đồng quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể lấy dẫn chứng trong vụ án Nông Văn Lanh bị truy tố về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quan điểm, nhận định trái ngược nhau liên quan đến việc xác định “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng”.

Diễn biến vụ án cụ thể như sau: Sau khi uống rượu, Hứa Văn Yên đến nhà chị Hồng để chơi bi – a, nhưng không có ai chơi với Yên, nên Yên bực tức, vứt gậy bi – a ra đường. Thấy vậy chị Hồng chạy ra nhặc gậy và nói không cho Yên chơi nữa. Yên lại tiếp tục ném quả bi – a ra đường, rồi quay lại dùng tay đập vào vai chị Hồng, tiếp đến Yên hất đổ bàn bi – a và dẫm chân

lên mặt bàn làm mặt bàn bị vỡ, rồi Yên tiếp tục dùng tay đánh vào đầu chị Hồng. Anh Hải vào can ngăn cũng bị Yên đánh. Nông Văn Lanh đang bế con cách nhà khoảng 20m nghe tin vợ bị đánh, nên đã về nhà lấy súng AK (Lanh là dân quân nên được trang bị súng) chĩa vào người Yên bắn ba phát, làm Yên bị chết. Sau đó, Lanh cầm súng chạy đến đồn biên phòng tự thú. Toà án cấp sơ thẩm kết án Nông Văn Lanh về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện người bị hại kháng cáo, yêu cầu xét xử bị cáo về tội giết người, tăng hình phạt và tăng mức bồi thường. Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 kết án bị cáo về tội giết người. Tại quyết định số 57, ngày 5/9/2002, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã huỷ án phúc thẩm và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đối với Nông Văn Lanh với nhận định Yên vô cớ đập phá tài sản, đánh vợ Lanh, đánh cả người can ngăn, là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đã tác động mạnh đến tinh thần của Lanh, nên phải kết án Lanh phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (1). Trong tình huống trên ta thấy, cùng là những hành vi phạm tội của Lanh nhưng do không có những hướng dẫn cụ thể để xác định hành vi xâm hại của nạn nhân Yên như thế nào thì được coi là “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng”, nên toà án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã có những nhận định khác nhau trong vấn đề định tội danh đối với Lanh. Theo chúng tôi, những hành vi của Yên vừa xâm phạm tới quyền được bảo vệ sức khoẻ của người thân người phạm tội, vừa xâm phạm tới quan hệ tài sản của người phạm tội – những khách thể được luật hình sự bảo vệ nên có thể xác định là hành vi của Yên hành vi trái pháp luật nghiêm trọng.

Cần phải xác định rằng: Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng trước hết phải là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, cũng có trường hợp hành vi đó xâm phạm đến tài sản của

người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể CTTP hoặc chưa tới mức CTTP nhưng nó phải làm nguyên nhân trực tiếp làm cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, việc xác định ranh giới giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội phạm khác (tội giết người (Điều 93 BLHS), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS), tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS)…) gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng có những quan điểm khác nhau trong cùng một vụ án. Ví dụ về vụ án sau sẽ cho chúng ta thấy rõ về vấn đề này:

Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2002 có đăng bài “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?” của tác giả Huy Anh với nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 19 giờ ngày 31/7/2002, Phạm Văn Toản, Nguyễn Văn Giáp, Phạm Tân Phong và Lê Thanh Hải đều là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc rủ nhau ra quán ở ngã ba EaKao, phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đánh bi - a. Lúc đó, bàn bi da bên cạnh có Đinh Văn Khoa và Toản đã có lời qua tiếng lại dẫn đến cãi nhau và định đánh nhau, được mọi người can ngăn nên Toản, Hải và Giáp ra về nhà trọ ở đường Oi Ắt để nghỉ và học bài. Một lát sau, Toản xuống bếp lấy một con dao Thái Lan (loại dao nhỏ, nhọn để dùng gọt hoa quả) và đi ra ngoài, đến gần đường Lê Duẩn thì dừng lại ở đó. Giáp và Hải ở nhà thấy Toản đi lâu về nên lấy xe Honda đi tìm. Khi đến ngã ba đường Lê Duẩn rẽ vào đường Oi Ắt thì thấy Toản đứng ở đó. Cùng lúc này, Đinh Văn Khoa đang đứng ở trước nhà 431 Lê Duẩn (khu vực Khoa đang ở) cùng với Phạm Văn Phượng, Thiều Quang Khoa, Lê Văn Thuận và Phạm Anh Tuấn. Thấy mấy người đi xe máy dừng lại ở đường Oi Ắt, Đinh Văn Khoa nói với các bạn là: “Bọn kia vừa mới gây sự với Khoa ở bàn bi da, bây giờ qua xem mặt tụi nó ra sao”. Nói xong Khoa đi trước, Phượng, Tuấn, Thuận và Thiều Quang Khoa đi sau. Khi vừa đi đến chỗ Toản, Giáp và Hải

đứng thì Khoa và Toản to tiếng với nhau. Khoa cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã. Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Lúc đó, Toản liền dùng dao dấu sẵn trong người ra đâm Khoa một nhát vào mạn sườn bên trái làm Khoa gục xuống. Tuấn đứng gần đó thấy vậy cầm gậy đuổi đánh Toản và Toản quăng dao bỏ chạy. Tuấn quay lại cùng với các bạn đưa Khoa đi cấp cứu nhưng Khoa đã chết.

Tác giả bài viết có đưa ra hai quan điểm xung quanh việc xác định tội danh đối với bị cáo Phạm Văn Toản. Quan điểm thứ nhất, Phạm Văn Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLHS 1999. Quan điểm thứ hai lại cho rằng Phạm Văn Toản phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999(1).

Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết đưa ra, có nghĩa Phạm Văn Toản không phạm tội giết người và không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mà Phạm Văn Toản phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 96 BLHS 1999.

Thứ nhất, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người: giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, nạn nhân có thể là bất kì ai. Tuy nhiên, ở đây Toản tước đoạt tính mạng của nạn nhân trong trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng: Khi vừa đi đến chỗ Toản, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Như vậy, xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân mà Toản đã có hành vi chống trả bằng cách rút dao trong người đâm Khoa một nhát vào mạn sườn bên trái làm Khoa gục xuống. Nên việc cho rằng Toản phạm tội giết người là không hợp lý.

1() Xem thêm “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tạp chí Toà án nhân dân Số 11/2002, tr. 20

Thứ hai, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội giết nạn nhân trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng này của nạn nhân đã kết thúc (1)

(trong trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe). Đây là dấu hiệu để phân biệt tội này với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, ở hai tội nạn nhân đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra nhưng chưa kết thúc, còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc. Trong vụ án trên, hành vi trái pháp luật của Khoa tấn công Toản (đấm, đâm) vẫn đang xảy ra và chưa kết thúc. Ngoài ra, Khoa lại là người đã chủ động đến phía Toản, hai bên to tiếng với nhau, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản và hai bên đánh nhau, nên việc cho răng Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là không hợp lý.

Trong trường hợp trên căn cứ vào tình tiết của vụ án thì Phạm Văn Toản phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng(2).

Trên đây là một số vấn đề còn gặp phải trong việc áp dụng các dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 95 BLHS năm 1999 để định tội danh. Để có thể áp dụng thống nhất và tránh những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật thì cần có một hướng dẫn cụ thể đối với từng tình tiết nói trên đồng thời đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét cụ thể, toàn diện từng tình tiết của vụ án tránh đưa ra những quyết định sai lầm.

1() Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65.

2.2. Một số vấn đề thực tiễn.

Qua thực tiễn xét xử, thì ta có thể thấy tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 BLHS năm 1999 xẩy ra với tỷ lệ thấp trong số những tội xâm phạm đến tính mạng con người. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì trong 3 năm gần đây, tình hình tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

Năm Thụ lý Xét xử

Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo

2007 72 104 54 69

2008 49 65 38 48

2009 35 40 24 29

(Số liệu do phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao cung cấp)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm gần đây, số vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động được đưa ra xét xử là rất ít và có dấu hiệu giảm dần, cả nước trong năm 2009 chỉ có 24 vụ án với 29 bị cáo, trong đó có 1 số tỉnh như Yên Bái, Hà Tĩnh chỉ có 1 vụ án với 3 bị cáo được đưa ra xét xử.

Bên cạnh những số liệu nói lên diễn biến tình hình tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong những năm gần đây thì khi nói đến thực tiễn của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh còn phải nhắc đến thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thời điểm hoàn thành của tội phạm này.

* Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội nói cách khác trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trường hợp trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh do nhiều lý do khác như say rượu, dùng chất kích thích hoặc hành vi trái pháp luật nghiêm trọng dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đó không do nạn nhân gây ra mà do người khác gây ra thì sẽ không áp dụng Điều 95 BLHS năm 1999 để xử lý.

Một phần của tài liệu Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w