Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95)

Một phần của tài liệu Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 28)

mạnh (Điều 95) với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96)

Căn cứ vào quy định tại Điều 96, Khoản 2 Điều 15 BLHS , từ khái niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng cũng như khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chúng ta có thể phân biệt hai tội phạm này qua những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là xuất phát từ người có hành vi nguy hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của chính người phạm tội hoặc xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể vì họ muốn bảo vệ các lợi ích đó mà có hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết và gây hậu quả chết người; với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì nguyên nhân dẫn đến việc giết người là do người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần do họ không tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình do nạn nhân đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì lợi ích bị xâm hại còn có lợi ích của Nhà nước, của tập thể còn trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì lợi ích bị xâm hại chỉ là người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Người phạm tội theo Điều 96 có thể bị kích động hoặc không bị kích động nhưng người phạm tội theo Điêu 95 thì bắt buộc tinh thần phải bị kích động(1).

- Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mục đích của hành vi được thực hiện là tích cực chống trả lại sự xâm hại gây cho mình, cho Nhà nước hoặc cho người khác, gạt bỏ tinh sự đe dọa với lợi ích bảo vệ, đẩy lùi sự

tấn công của nạn nhân còn trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chủ yếu do họ không tự chủ được bản thân, trong hoàn cảnh bị kích động họ không điều khiển được hành vi của mình và dẫn tới hành vi phạm tội.

- Thứ ba, về cường độ tấn công của nạn nhân, trong trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi nguy hiểm của nạn nhân xâm hại lợi ích của người phạm tội nó phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại phải là thực sự, nhưng trong trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn tới tình trạng tinh thần bị kích động mạnh nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân là chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính lặp đi lặp lại… Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.

- Thứ tư, về trách nhiệm hình sự, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người có hành vi giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ phòng vệ quá mức cần thiết; còn trường hợp tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta phải xem xét trạng thái tinh thần của người phạm tội có bị “kich động mạnh” hay chỉ bị “kích động” nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 95 BLHS.

- Thứ năm, động cơ của tội phạm, ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm và không được coi là dấu hiệu định tội nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng động cơ phạm tội được coi là dấu hiệu định tội, đó là động cơ phòng vệ.

Ngoài ra, trong cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc(1). Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa hai điều luật này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc định tội danh. Bởi hai tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm phạm tính mạng con người, lỗi là cố ý… đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người.

Một phần của tài liệu Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 28)