Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 vớ

Một phần của tài liệu Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)

mạnh Điều 95 với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người (điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS)

Hai tội phạm này thuộc hai nhóm tội khác nhau là nhóm tội xâm phạm tính mạng và nhóm tội xâm phạm sức khỏe của người khác. Tuy nhiên hai tội phạm này có một số điểm giống nhau. Về mặt chủ quan, hai trường hợp phạm tội này chủ thể của tội phạm đều thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và đều có hậu quả chết người xảy ra.

Trong thực tiễn áp dụng việc phân biệt giữa hai tội này là rất khó khăn bởi đối với người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không thể hoặc khó xác định được mục đích của người phạm tội, họ hành động trong phút giây nóng giận, nên hậu quả đến đâu họ phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó. Trong khi họ phạm tội, họ không đủ bình tĩnh để giới hạn hành vi phạm tội ở mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp sau khi bị đánh, nạn nhân chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị chết(2). Nếu như không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì

1() Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65

người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (khoản 3, 4 Điều 104 BLHS) nhưng vì người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần nên họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người theo điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS. Còn nếu nạn nhân bị chết ngay hoặc sau một thời gian rất ngắn nạn nhân chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS).

Do vậy, chúng ta chỉ có thể phân biệt sự khác nhau của hai tội này căn cứ vào hậu quả chết người và khoảng thời gian giữa hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra cho nạn nhân. Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định này không phải là vấn đề đơn giản vì chưa có sự thống nhất về cách hiểu như thế nào là sau một thời gian nhất định mới chết và xác định khoảng thời gian như thế nào là ngắn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh cho tội phạm đã thực hiện.

Một phần của tài liệu Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)