Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Xây dựng thang đo
Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng đối với cộng đồng cùng với các đặc trưng về HTX. Trên cơ sở này một tập biến quan sát được xây dựng để đo lường cho 9 nhân tố đã được nêu ra. Các thang đo này được điều chỉnh thông qua kỹ thuật: (1) hệ số tin cậy Cronbach Alpha và (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item- total correltion) dưới 0.3 sẽ bị loại bỏ (Hair và cộng sự 2006). Sau đó, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Hair và cộng sự 2006) và kiểm tra tổng phương trích được (≥ 50%).
Thang đo cũng được xây dựng dựa trên việc điều chỉnh thang đo của Aimee Milagrosa (2007) về đo lường vốn xã hội tại cộng đồng nông thôn Benguet của
Nghiên cứu định tính Mơ hình kinh tế lượng Cơ sở lý thuyết Xây dựng thang do Nghiên cứu định lượng Cronbach alpha EFA
Philippin với 6 thành phần: sự thân thiện, tin cậy bên trong, tin cậy thể chế, nhận thức nghèo, mục đích chung và sự thỏa mãn cuộc sống (xem phụ lục 1). Với đặc điểm riêng biệt của HTX Bến Tre, bảng câu hỏi và thang đo cũng được trao đổi và thống nhất với ban lãnh đạo Liên Minh Hợp tác xã Bến Tre đã bổ sung thêm yếu tố về Ban chủ nhiệm HTX, đánh giá về Lợi ích của xã viên tham gia HTX. Sau khi tổng hợp các ý kiến, các câu hỏi trong từng khái niệm được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với hiện trạng HTX tại Bến Tre (chi tiết phụ lục 2: bảng câu hỏi).
Như vậy, có 9 khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là (1) Sự tin cậy bên trong HTX (TCT), (2) Sự tin cậy bên ngoài HTX (TCN), (3) Mức độ tham gia HTX (MD), (4) Chính sách hỗ trợ nhà nước đối với HTX (CS), (5) Hiệu quả do tính qui mơ của HTX (HQ), (6) Hoạt động ban chủ nhiệm HTX (QL), (7) Lợi ích của xã viên tham gia hợp tác xã (LI), (8) Cải thiện vấn đề thu nhập và việc làm (TN) và (9) Mức độ hài lòng chung về HTX (HL).