Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước đến năm 2020 (Trang 32)

Qua kinh nghiệm thu hút vốn FDI vào các KCN của một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Phước như sau:

- Một là; cần quan tâm đến công tác quy hoạch các KCN nhằm đảm

bảo các KCN là môi trường thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển; đẩy mạnh thu hút đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN một cách đồng bộ và đi trước một bước nhằm tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho các nhà đầu tư.

- Hai là; xây dựng chính sách thu hút vốn FDI hợp lý và hiệu quả trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của địa phương. Song song đó là chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực hợp lý cho các KCN.

- Ba là; đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến việc cấp phép đầu tư.

- Bốn là; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước thật sự chuyên nghiệp, tạo môi trường công sở thân thiện, cởi mở.

- Năm là; công tác marketing, quảng bá, xúc tiến đầu tư vào các KCN

cần được quan tâm đầu tư đúng mức, đảm bảo phát huy hiệu quả.

- Sáu là; giữ vững môi trường an ninh ổn định, đảm bảo trật tự an toàn

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về vốn FDI bao gồm: khái niệm đầu tư, phân loại đầu tư, khái niệm vốn đầu tư, phân loại vốn đầu tư, các nhân tố thúc đẩy dòng vốn FDI cũng như lợi ích và các tác trái chiều của dòng vốn FDI. Tác giả cùng đã làm rõ cơ sở lý luận chung về KCN bao gồm: khái niệm KCN, các đặc điểm của KCN, vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào các KCN.

Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, từ đó rút ra một số bài học cho tỉnh Bình Phước trong việc thu hút vốn FDI vào các KCN.

Chương 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

GIAI ĐOẠN 2004 -2012

2.1. TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Phước được tái lập ngày 01/01/1997, là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đơng Nam Bộ. Là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN, Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, Nam giáp tỉnh Bình Dương, Bắc giáp tỉnh Đắc Nơng và Campuchia; có diện tích tự nhiên 6.871,54 km2.

Đến nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã bao gồm 03 thị xã là Đồng Xồi, Phước Long, Bình Long và 07 huyện gồm Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và Chơn Thành. Cấp xã, phường và thị trấn có 111, bao gồm 92 xã, 5 thị trấn và 14 phường.

Trục giao thơng chính của Bình Phước là QL 13, QL 14 và Dường liên tỉnh ĐT 741 xuyên suốt chiều dài của tỉnh, đây là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia. Từ Bình Phước có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa đến các vùng kinh tế trong cả nước khá thuận lợi, là điều kiện cho phép đẩy nhanh q trình mở cửa và hịa nhập với sự phát triển kinh tế bên ngồi, nối liền Tp. Hồ Chí Minh (Trung tâm công nghiệp, thương mại phía Nam) với vùng Đơng Bắc Campuchia, Tây Nguyên giàu tiềm năng, là điều kiện thuận lợi về giao lưu thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Các KCN được bố trí ở những vị trí có địa hình bằng phẳng, cao ráo, gần nguồn cung cấp nước, có vị trí nằm gần các trung tâm kinh tế của tỉnh,

và dọc theo các trục giao thơng chính yếu như QL 13, QL 14, đường ĐT 741, … thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và thu hút vốn FDI.

2.1.2. Khí hậu

Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ, khí hậu ơn hịa, mơi trường trong sạch, thuận lợi cho việc phát triển các KCN và thu hút vốn FDI vào các KCN.

2.1.3. Tài nguyên đất

Là một tỉnh khá giàu về tài nguyên đất đai, tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2. Có gần 61,2% đất có chất lượng cao, trong đó có trên 415 ngàn ha là đất đỏ Bazan chiếm 60,6%, đất kém chất lượng chỉ có 1,0% tổng diện tích tự nhiên. Đây là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế, nhất là đối với ngành nông - lâm nghiệp, cho phép phát triển tốt các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày như cao su, điều, tiêu, cà phê... Đây là nguồn nguyên liệu chính yếu của một số ngành công nghiệp như: chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên….

Bên cạnh đó, quỹ đất dồi dào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Phước trong việc bố trí quỹ đất phát triển các KCN. Tỉnh đã quy hoạch, phát triển nhiều KCN với quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp đã được chuẩn bị sẵn trên 5.000ha tại các vị trí thuận lợi về giao thông và hạ tầng khác.

2.1.4. Tài nguyên nước

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hệ thống sơng nhỏ và suối tương đối nhiều với mật độ 0,7-0,8 km/km2, bao gồm một số con sông lớn như sông Sài Gịn, Sơng Bé, sơng Đồng Nai, sơng Măng… với nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định cho các KCN. Ngồi ra, Bình Phước có nhiều suối lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên địa bàn, có

nguồn nước ngầm khá phong phú, thuận lợi cho sản xuất và phát triển các KCN.

2.1.5. Tài ngun rừng, khốn sản

Tổng diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh: 178.730 ha bằng 26,1% tổng diện tích tồn tỉnh, trong đó đất có rừng 115.677,0 ha bằng 64,7% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hồ khí hậu và dịng chảy của các con sông.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có các mỏ ngun vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin, đá vôi... tạo nguồn cung ứng vật liệu xây dựng tại chỗ cho phát triển các KCN.

2.1.6. Nguồn nhân lực

Năm 2011, tồn tỉnh Bình Phước có 893,35 ngàn người, mật độ dân số 130 người/km2, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 1,9%. Dân số thành thị chiếm 13,8%, dân số nông thôn chiếm 86,2%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 62% dân số.

Hiện tại Bình Phước có cơ cấu dân số vàng. Cơ cấu lao động đang có xu hướng dịch chuyển từ Khu vực I sang khu vực II và III. Đây là một trong những thuận lợi cho Bình Phước trong phát triển kinh tế tế và thu hút vốn đầu tư.

2.1.7. Tình hình kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế cao và được duy trì trong nhiều năm đã đưa quy mơ GRDP của tỉnh Bình Phước ngày càng lớn dần.

Từ năm 2001 đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm của Tỉnh luôn cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Thời kỳ 2001- 2005, tăng trưởng GRDP của tỉnh Bình Phước đạt 13,8%/năm (cả nước đạt 7,5%/năm). Thời kỳ 2006-2010 đạt 13,2%/năm cao hơn nhiều so với cả

nước (7%/năm), khu vực Đông nam bộ (7,9%) và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (8,5%/năm). Tính chung cả thời kỳ 2001-2010 đạt 13,5%. Riêng năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Phước cũng ở mức khá cao, đạt 13%.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2001-2011) (Đơn vị tính: %) 2001 2005 2008 2009 2010 2011 TB giai đoạn 2001-2005 TB giai đoạn 2006-2010 TB giai đoạn 2001-2010 10.6 15.0 13.9 10.2 12.9 13 13.8 13.2 13.5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2011

GRDP theo giá thực tế của tỉnh Bình Phước năm 2005 đạt 6.125,3 tỷ đồng, đến năm 2011 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2005 và đạt 24.822,1 tỷ đồng. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước năm 2011, ngành nơng - lâm - thủy sản vẫn là ngành chiếm ưu thế với tỷ trọng 49,4%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24,3% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 26,3%.

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Nguồn: Cục Thống kê Bình Phước

Biểu đồ 2.1: GRDP theo giá thực tế của tỉnh Bình Phước (Giai đoạn 2005 -2011)

Cùng với sự phát triển kinh tế, tỉnh Bình Phước cũng đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, xã hội và thực hiện các chính sách an sinh xã hội ngày càng hiệu quả hơn, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững. Do vậy đời sống kinh tế và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân có bước tiến bộ rõ rệt.

2.1.8. Mơi trường đầu tư

Một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu mơi trường đầu tư của một địa phương là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương đó.

Ngay từ năm 2005 Bình Phước đã tham gia Chương trình PCI. Nhưng với đặc điểm một tỉnh nghèo miền núi vừa mới tái lập, nên trong những năm đầu PCI của Bình Phước cịn thấp. Từ 3 năm gần đây, kể từ khi lãnh đạo tỉnh đã tiếp cận và có hướng chỉ đạo phù hợp, thì PCI của Bình Phước liên tục có sự cải thiện về điểm số và thứ hạng, được xếp vào “nhóm điều hành khá”. Riêng năm 2011, Tỉnh vừa tăng được số điểm, vừa cải thiện được kết quả xếp hạng, đưa Bình Phước vào nhóm “điều hành tốt” của cả nước.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả xếp hạng PCI tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2005 -2011)

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Kết quả xếp hạng nhóm điều hành 2005 47.6 37/43 Thấp 2006 46.29 52/64 Tương đối thấp 2007 50.37 49/64 Trung bình 2008 53.71 32/63 Trung bình 2009 56.15 42/63 Khá 2010 57.24 36/63 Khá 2011 65.87 8/63 Tốt

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Bình Phước

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu diễn các chỉ số thành phần PCI tỉnh Bình Phước 2010 -2011

Trong 09 chỉ số đánh giá PCI của tỉnh Bình Phước năm 2011 cho thấy: - Có 03 chỉ số có điểm số cao gồm: chỉ số chi phí gia nhập thị trường, chi phí khơng chính thức và tiếp cận đất đai. Điều này cho thấy việc cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Phước đang phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp ít bị nhũng nhiễu và dễ dàng tiếp cận đất đai để có mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định.

- 03 chỉ số có điểm số ở mức trung bình khá là: tính năng động, tính minh bạch, và chi phí thời gian. Điều này cho thấy lãnh đạo tỉnh là những người tương đối năng động và tiên phong, môi trường kinh doanh khá công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận cơng bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết, các doanh nghiệp ít bị các cơ quan chức năng phiền hà bằng các thủ tục hành chính và cơng tác thanh kiểm tra.

hơn mức trung bình gồm: thiết chế pháp lý, đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:

+ Chỉ số thiết chế pháp lý ở mức trung bình thể hiện, doanh nghiệp tin tưởng chưa cao vào hệ thống các cơ quan tư pháp của địa phương, các dịch vụ hỗ trợ pháp lý còn thiếu đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, công tác tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp chưa được triển khai sâu rộng.

+ Chỉ số Đào tạo lao động thấp thể hiện, tỉnh chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng lao động. Số lượng lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ còn thấp, dịch vụ việc làm thiếu hiệu quả, Các trung trung tâm đào tạo nghề trong tỉnh còn chưa phát huy hết tác dụng dẫn đến chưa đáp được nhu cầu lao động của doanh nghiệp, nhất là nhu cầu lao động ở các KCN.

+ Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn thấp và giảm hơn so với năm 2010. Điều này cho thấy trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp ngày càng tăng thì việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp lại chậm phát triển, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Qua đánh giá PCI của tỉnh Bình Phước cho thấy trong những năm gần đây môi trường đầu tư của tỉnh đã được quan tâm cải thiện đáng kể, đặc biệt là năm 2011. Tuy nhiên, để hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN thì tỉnh Bình Phước cần khơng ngừng cải thiện mơi trường đầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các dịch vụ hỗ trợ và hoàn thiện thiết chế pháp lý nhằm giúp các doanh nghiệp có thể giải quyết các tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả.

Tóm lại: Bình Phước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khá thuận

lợi trong việc thu hút vốn FDI vào các KCN. Đặc biệt, tỉnh có quỹ đất dồi dào, có nguồn nguyên liệu phong phú cho một số ngành cơng nghiệp, có vị trí địa lý nằm trong vùng KTTĐPN, với các trục giao thông huyết mạch của

cả nước đi qua đã mở ra nhiều tiềm năng và triển vọng cho Bình Phước trong việc thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế.

2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2004 -2012

2.2.1. Tổng quan tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu cơng nghiệp nghiệp

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 8 KCN với tổng diện tích 5.244 ha. Hầu hết các KCN này đều nằm dọc theo các trục giao thơng chính như: Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường ĐT 741 và cách TP HCM khoảng 80 – 110 km.

Nguồn: BQL các khu kinh tế Bình Phước

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các KCN đã được phê duyệt quy hoạch

Trong 8 KCN kể trên được chia thành 16 KCN nhỏ với diện tích thực tế

KCN Sài gịn – Bình Phước KCN Tân Khai KCN Minh Hưng KCN Chơn Thành KCN Becamex-Bình Phước KCN Đồng Xồi KCN Bắc Đồng Phú KCN Nam Đồng Phú

là 5.211,5 ha. Trong 16 KCN này hiện có 06 KCN đã triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, 06 KCN đã hoàn thành các thủ tục đầu tư và đang triển khai xây dựng hạ tầng, hoặc đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với điều kiện thực tế, còn lại 04 KCN chưa có chủ đầu tư gồm: Tân Khai I, Tân Khai 45ha, Chơn Thành II và Nam Đồng Phú.

Trong 6 KCN đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thì chủ yếu vẫn là đầu tư xây dựng các trục giao thơng chính trong KCN, hệ thống thốt nước mưa, cây xanh, nhà quản lý, hệ thống điện, và thơng tin liên lạc. Chỉ có KCN Minh Hưng - Hàn Quốc đã đầu tư 01 nhà máy xử lý nước thải (cơng suất xử lý cịn nhỏ bé, chưa đáp ứng nhu cầu). Các KCN có diện tích đất được quy hoạch để xây dựng nhà ở cho công nhân nhưng chưa KCN nào thực hiện được.

Trong 12 KCN đã có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng thì có 01 KCN do BQL các Khu kinh tế làm chủ đầu tư, còn lại 11 nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước đến năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)