Đánh giá các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước đến năm 2020 (Trang 50)

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP

KCN tỉnh Bình Phước, tác giả đã tiến hành khảo sát môi trường đầu tư tại KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Chơn Thành I và KCN Đồng Xồi I. Q trình khảo sát được thực hiện bằng cách gửi phiếu khảo sát (nội dung phiếu khảo sát theo phụ lục 3) đến các các nhà quản lý của 15 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN; nội dung khảo sát tập trung xem xét các chỉ tiêu, từ đó tìm hiểu nhận định của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư hiện tại của các KCN trong tỉnh.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên của địa phương, kết hợp kết quả khảo sát đánh giá môi trường đầu tư tại các KCN được tổng hợp ở phụ lục số 04, có thể nhận định như sau:

2.3.1 Vị trí địa lý, giao thơng, hạ tầng kỹ thuật

Bình Phước có lợi thế về vị trí địa lý là nằm trong vùng kinh tế năng động nhất nước (Vùng KTTĐPN), có hệ thống giao thơng đường bộ thuận tiện với, hai trục đường giao thông huyết mạch của cả nước đi qua: QL 13 (nối liền Tp. HCM - Bình Dương - Bình Phước - với nước bạn Campuchia và Lào) và QL 14 (là tuyến giao thông Bắc - Nam huyết mạch của cả nước). Hệ thống đường giao thông trong tỉnh được quy hoạch khá đồng bộ, các tuyến QL 13, QL 14 đang được nâng cấp mở rộng, các trục giao thông liên huyện, liên xã đã được nhựa hóa, đây là lợi thế của tỉnh Bình Phước trong việc giao thương hàng hóa và thu hút vốn FDI vào các KCN.

Bên cạnh những mặt thuận lợi về vị trí địa lý, thì Bình Phước cũng có điểm bất lợi về vị trí địa lý, đó là khơng có cảng biển, cũng như hệ thống giao thông đường thủy, cộng với khoảng cách khá xa TP. HCM so với các tỉnh trong vùng như: Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tiền Giang … các doanh nghiệp phải vận chuyển hàng hóa vượt hơn 100 km đến các trung tâm thương mại lớn tại TP. HCM và các cảng biển tại TP. HCM. Do vậy, chi phí thời gian và vận chuyển hàng hố từ Bình Phước đến các trung tâm tiêu thụ và các cảng xuất khẩu là tương đối cao so với các tỉnh trong Vùng KTTĐPN. Bên cạnh đó,

hệ thống đường giao thơng nội tỉnh cịn bất cập, hai tuyến giao thông huyết mạch là QL 13 và QL 14 đang được nâng cấp mở rộng từ năm 2010 đang trong tình trạng thi cơng dang dở, kéo dài cũng là một trong những bất lợi của Bình Phước.

Kết quả khảo sát, có 46,7% doanh nghiệp nêu lý do chọn đầu tư là do Bình Phước có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện.

Mặc dù cơ sở hạ tầng có được quan tâm; tuy nhiên, hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào KCN vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư kịp thời với nhu cầu của các doanh nghiệp (hiện chỉ có KCM Minh Hưng – Hàn Quốc đang xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải nhưng cơng suất cịn nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu của KCN này); ngoài hàng rào KCN chưa có nhà ở, khu vui chơi, dịch vụ giải trí cho cơng nhân.

Ngồi ra, hạ tầng dịch vụ ngoài hàng rào KCN như nhà ở của công nhân, nhà trẻ, trường mẫu giáo, nhà ở của chuyên gia, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp … là những tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư cân nhắc quyết định đầu tư; nhưng đối với các KCN Bình Phước vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, đây cũng là nhược điểm trong cải thiện môi trường đầu tư.

Kết quả khảo sát, khơng có doanh nghiệp nào đánh giá cơ sở hạ tầng của tỉnh là nhân tố khiến họ quyết định đầu tư vào các KCN.

2.3.2 Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, tình hình chính trị, trật tự an tồn xã hội trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Bình Phước ln giữ vững ổn định. Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. So với các nước ASEAN khác, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự

ổn định chính trị và kinh tế vĩ mơ đang được duy trì. Cùng với cả nước, trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng được giữ vững ổn định. Đó cũng chính là tiêu chí đầu tiên để nhà đầu tư quyết định chọn các KCN Bình Phước để đầu tư.

Các năm qua, tình hình kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng Khu vực I ngày càng giảm, tỷ trọng khu vực II và III ngày càng tăng trong cơ cấu GRDP. GRDP liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao so với khu vực và bình quân chung cả nước (bình quân giai đoạn 2001 -2010 là 13,5%/năm và năm 2011 là 13%), môi trường đầu tư từng bước được cả thiện, với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ngày càng cao, số lượng các dự án FDI đăng ký đầu tư vào các KCN ngày càng nhiều (tình đến tháng 6/2012 là 61 dự án), với 5 đối tác là: Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Malaysia và Bỉ.

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% doanh nghiệp đánh giá mơi trường chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo tốt.

2.3.3 Nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp

Là một tỉnh khá giàu về tài nguyên đất đai, do vậy Bình Phước có thế mạnh trong việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các loại cây trồng chính yếu bao gồm cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày như Cao su, Điều, Tiêu, Cà phê, Ngô, Sắn... với sản lượng hàng năm khá lớn: Cao su trên 191 ngàn tấn, Điều 140 ngàn tấn, Cà phê trên 17 ngàn tấn, Ngô 16,7 ngàn tấn, Sắn trên 460 ngàn tấn…; ngành chăn ni phát triển theo mơ hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung các loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, heo, gà…), với sản lượng hàng năm: trâu trên 1500 tấn/năm, bò trên 4000 tấn/năm, heo trên 30.000 tấn/năm, gia cầm các loại trên 9.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, với diện tích rừng trồng khá lớn (chiếm 60% diện tích đất canh tác), sản lượng gỗ khai thác hàng năm của Bình Phước cũng khá

lớn. Đây là nguồn ngun liệu chính yếu của một số ngành cơng nghiệp như: chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên, chế biến gỗ MDF...

Kết quả khảo sát cho thấy 100% doanh nghiệp cho là nguồn cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp là đảm bảo. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư FDI cho thấy số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành mà Bình Phước có thế mạnh về nguồn ngun liệu cịn hạn chế: 08 doanh nghiệp chế biến gỗ, 07 doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su và 01 doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Nguyên nhân tình trạng này là do vốn đầu tư vào các lĩnh vực này là khá lớn, những nhà đầu tư nước ngồi có vốn nhỏ hoặc chỉ chủ yếu nhắm vào tận dụng nhân cơng giá rẻ thì khơng thể đầu tư vào lĩnh vực này.

2.3.4. Nguồn nhân lực.

Năm 2011, nguồn lao động toàn tỉnh đạt 553,5 ngàn người (chiếm 62% dân số), số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 451 ngàn người (chiếm 81,5% tổng nguồn lao động). Cung lao động đang lớn hơn cầu lao động động (theo số liệu của sở Lao động thương binh và xã hội, năm 2011: cung là 540.000 người, cầu là 484.000 người).

Về cơ cấu lao động: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 69,6%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 9,8%, ngành thương mại – dịch vụ chiếm 20,6%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực I ngày càng giảm, từ năm 2000 đến năm 2011 đã giảm 17,9%, khu vực II tăng 5,8% và khu vực III tăng 12,1%.

Hàng năm, hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 25.000 lao động, góp phần làm cho tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt hơn 29% năm 2011 và mục tiêu đến năm 2015 là 40%, năm 2020 là 70%. Tỉnh hiện có 02 trường Cao đẳng, 05 trường trung cấp

nghề, 17 trung tâm, cơ sở dạy nghề tại các huyện, thị xã. Với các cơ sở đào tạo trên, hàng năm đào tạo cho trên 5.000 lao động. Theo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020, thì Bình Phước đang có định hướng phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh lên thành trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, ngành nghề và sẽ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh trong tương lai. Với hệ thống giáo dục đang được tỉnh quan tâm, đầu tư nêu trên, có thể khẳng định nguồn nhân lực của tỉnh cũng là một lợi thế trong thu hút đầu tư.

Nhìn chung, hiện tại Bình Phước có cơ cấu dân số vàng, nguồn lao động tại Bình Phước đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Cùng với sự phát triển kinh tế, trong những năm tới Bình Phước sẽ phải thu hút thêm nhiều lao động ngoài Tỉnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành sản xuất.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 80% doanh nghiệp đánh giá tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào. Có 80% doanh nghiệp đánh giá đáp ứng đủ nhu cầu lao động, nhưng có đến 66,6% doanh nghiệp cho rằng lao động của tỉnh chưa có tay nghề, kỹ thuật bằng lao động các tỉnh trong khu vực. Kết quả này phản ánh nguồn lao động có tay nghề cao chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

2.3.5 Chính sách hỗ trợ đầu tư.

Với quyết tâm thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Bình Phước đã tập trung thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ (Phụ lục 2); đồng thời, trên cơ sở những lợi thế, tiềm năng của Tỉnh, xây dựng thêm một số chế độ đãi ngộ đặc biệt về giá cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng, điện, nước trong KCN, miễn giảm một số loại thuế, hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại,…. nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, nhanh chóng lắp đầy diện tích đất cho thuê trong các KCN.

Kết quả khảo khảo sát cho thấy, về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vốn xây dựng doanh nghiệp tại các KCN: có 100% doanh nghiệp đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh là khá hấp dẫn.

2.3.6. Thủ tục hành chính

Xác định cải cách hành chính có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh thu hút vốn đầu tư, Bình Phước ln quan tâm cải cách theo hướng tinh gọn, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Cụ thể là thực hiện có hiệu quả Đề án 30 của Chính phủ, Bình Phước đã tập trung rà sốt đơn giản hố thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông (tại BQL Các Khu Kinh Tế), giải quyết hồ sơ, các thủ tục cấp phép nhanh gọn, đúng thời gian quy định; (thời gian cấp phép đầu tư được rút ngắn từ 25 ngày năm 2009, giảm cịn khơng q 10 ngày như hiện nay). Bên cạnh đó, trong thực thi nhiệm vụ, các sở, ngành đã thay đổi tư duy trong phục vụ, cải tiến lề lối làm việc, hướng đến nền hành chính phục vụ.

Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp hoạt động tại KCN cho thấy, 93,35 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh đúng hạn, 86,6% doanh nghiệp hài lòng với thủ tục cấp phép đầu tư và cho rằng Bình Phước đã thực hiện “một cửa tại chỗ”, đa số các doanh nghiệp cho rằng tính minh bạch thông tin đã được cải thiện, chi phí thời gian và chi phí khơng chính thức có giảm đi trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh ngày càng thể hiện tính năng động và tiên phong trong công việc.

Một kết quả đáng mừng là 100% doanh nghiệp xác nhận việc quyết định đầu tư vốn xây dựng doanh nghiệp tại KCN là do tính hấp dẫn của các chính sách ưu đãi và hầu hết các doanh nghiệp khẳng định tỉnh đã thực hiện nghiêm túc các cam kết về chính sách ưu đãi đầu tư.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại KCN cho thấy các doanh nghiệp chưa thật sự tin tưởng vào các cơ quan tư pháp của tỉnh trong việc giải quyết

các tranh chấp, khiếu kiện của doanh nghiệp (53,3% doanh nghiệp được hỏi đánh giá cao thiết chế pháp lý của Tỉnh và 46,7% chưa hài lòng với thiết chế pháp lý của Tỉnh).

2.3.7. Tiếp cận đất đai

Môi trường đầu tư tại các KCN được đánh giá cao về tính tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, việc doanh nghiệp có thể dể dàng thuê được đất với diện tích, thời gian thoả mãn nhu cầu cho đầu tư và sự đảm bảo thời gian bàn giao mặt bằng triển khai dự án theo cam kết là điểm mạnh được doanh nghiệp đánh giá cao.

Theo kết quả khảo sát thì 100% doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuê, 80% doanh nghiệp cho rằng việc tiếp cận đất đai tại các KCN là dễ dàng và chính sách cho thuê đất là ổn định.

Như vậy, có thể nói việc tiếp cận đất đai tại các KCN của tỉnh Bình Phước là dễ dàng (phù hợp với chỉ số tiếp cận đất đai theo chỉ số CPI của Tình). Tuy nhiên vấn đề hiện nay lại là phía doanh nghiệp chưa đảm bảo thời gian triển khai dự án (số dự án chậm tiến độ triển khai chiếm trên 40% dự án đăng ký đầu tư).

2.4. CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Qua phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn FDI vào các KCN tỉnh Bình Phước, có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho tỉnh Bình Phước trong việc thu hút vốn FDI vào các KCN như sau:

2.4.1. Điểm mạnh (strengths-S)

- Có vị trí địa lý thuận lợi: Bình Phước có vị trí địa lý nằm trong Vùng KTTĐPN, là đầu mối giao thông của Vùng KTTĐPN nối các tỉnh Miền Đơng

Nam Bộ với các tỉnh phía Bắc, có những trục hành lang không gian chiến lược của quốc gia đi qua như:

+ Trục đường xuyên Việt QL 14 (Đường HCM dự kiến).

+ Trục QL 13 là tuyến giao thơng huyết mạch có khởi điểm là TP. HCM đi qua Bình Phước và xuyên Á qua Campuchia và Lào.

+ Trục đường liên tỉnh ĐT 741 nối QL14 đi từ Đồng Xồi qua tỉnh Bình Dương, nối ĐT 747 và kết thúc ở đường xuyên Á, trục đường này tương lai sẽ là động lực cho các dự án kinh tế của vùng KTTĐPN.

Với vị trí nằm gần các trung tâm đơ thị lớn nằm trong vùng KTTĐPN, là vùng kinh tế phát triển với tốc độ nhanh sẽ cuốn hút Bình Phước bằng một trường lực đáng kể trong q trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

- Tình hình an ninh, chính trị ổn định: trong nhiều năm qua Bình Phước ln có tình chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo cho phát triển kinh tế.

- Giao thông thuận tiện: mạng lưới giao thơng đường bộ khá phát triển, có tiềm năng phát triển thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa của tỉnh Bình Phước với các tỉnh khác trong vùng và các vùng lân cận.

- Có nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển một số ngành công nghiệp: là tỉnh có quỹ đất lớn, sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước đến năm 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)