Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá giai đoạn trƣớc năm 1989

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

2.1.1. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá giai đoạn trƣớc năm 1989

 Bối cảnh nền kinh tế

Đây là thời kỳ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhà nước can thiệp vào mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam là các nước XHCN trong khối SEV. Hình thức trao đổi thương mại chủ yếu giữa các nước với nhau là hàng đổi hàng theo một tỷ giá đã được thỏa thuận trong hiệp định ký kết song phương hay đa phương.

 Điều hành chính sách tỷ giá

Tỷ giá của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955 là tỷ giá giữa đồng CNY và VND: lúc đó 1 CNY đổi được 1.470 VND. Khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với Liên Xơ, tỷ giá giữa VND và RUB được tính chéo nhờ tỷ giá giữa CNY và RUB đã có từ trước. 1 RUB đổi được 0.5 CNY, trong khi đó 1 CNY đổi được 1.470 VND, suy ra 1 RUB đổi được 735 VND.

Một đặc trưng của tỷ giá trong giai đoạn này là chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, tức là việc tồn tại song song nhiều loại tỷ giá khác nhau: tỷ giá chính thức (hay

tỷ giá mậu dịch); tỷ giá phi mậu dịch; tỷ giá kết tốn nội bộ.

Tỷ giá chính thức (hay tỷ giá mậu dịch): là tỷ giá do NHNN công bố và dùng

Tỷ giá phi mậu dịch: là tỷ giá dùng trong thanh tốn hàng hóa hoặc dịch vụ

vật chất khơng mang tính thương mại, như: chi về ngoại giao, đào tạo, hội thảo, hội nghị.

Tỷ giá kết toán nội bộ: bằng tỷ giá chính thức cộng thêm hệ số % nhằm bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Tỷ giá này khơng cơng bố ra ngồi mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ.

Ngày 26/03/1988, Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định số 53–HĐBT về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam: Tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp gồm: NHNN và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Đây có thể nói là một cuộc cách mạng lớn trong ngành ngân hàng: tách bạch chức năng kinh doanh tiền tệ và chức năng quản lý Nhà nước trong hoạt động ngân hàng.

Ngày 18/10/1988, Nghị định số 161–HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành điều lệ quản lý ngoại hối. Nghị định này đã xóa bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối của NHNN.

 Tác động của chính sách tỷ giá và những đánh giá chung

Do quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam và khối SEV trong giai đoạn này là quan hệ hàng đổi hàng, mang nặng tính chất viện trợ, việc chuyển giao ngoại tệ hầu như khơng có nên việc quy định tỷ giá hối đoái giữa VND và các ngoại tệ khác chỉ mang tính hạch tốn sổ sách.

Tỷ giá không phản ánh đúng quan hệ về cung cầu ngoại hối trên thị trường. Việc tồn tại thị trường tự do với một tỷ giá khác xa tỷ giá chính thức biểu hiện rõ

Bảng 2.1: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do từ năm 1985 tới 1989 Năm Tỷ giá chính thức (VND/USD) Tỷ giá thị trƣờng tự do (VND/USD) 1985 15 115 1986 80 425 1987 368 1.270 1988 3.000 5.000 1989 3.900 4.750

Nguồn: Nguyễn Thị Phương Bình (2005), “Chính sách tỷ giá & tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế quốc dân

Hạn chế của chính sách tỷ giá trong giai đoạn này là: Cơ chế tỷ giá mang tính áp đặt, khơng tuân theo quy luật cung cầu của thị truờng. Do VND được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi nên:

- Cán cân thương mại bị thâm hụt nặng, xuất khẩu gặp nhiều bất lợi trong khi nhập khẩu thì có lợi và thường xuyên tăng lên. Hậu quả là hàng nội bị hàng ngoại chèn ép, nhập siêu tăng cao, sản xuất trong nước bị đình đốn.

- Nhà nước phải áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ để bù lỗ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa đủ bù đắp chi phí sản xuất.

- Cán cân thanh toán bội chi, dự trữ ngoại tệ bị giảm sút, phản ứng của Chính phủ lúc này là tăng cường quản lý ngoại hối, bảo hộ mậu dịch và kiểm soát hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)