ĐỊNH HƢỚNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 75 - 78)

GIÁ ĐẾN NĂM 2 15

3 1 1 Định hƣớng chính sách tiền tệ

Ðịnh hướng chính sách tài chính trong ngắn hạn của Chính phủ là giữ vững mức động viên vào NSNN khoảng một phần tư GDP. Kế tiếp là ưu tiên giảm mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng NSNN trong dài hạn. Ngồi ra, Bộ Tài chính cần tập trung quản lý nợ, cả nợ công và nợ nước ngồi nên theo hướng khơng làm tăng quy mơ nợ, nâng cao hiệu quả vay và sử dụng các khoản nợ.

Như vậy, chính sách tài khóa đã trung tính trong ngắn hạn và chủ động thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong trung, dài hạn. Ðiều này có nghĩa, chính sách tiền tệ trở thành công cụ then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm ổn định nền kinh tế vĩ mơ. Tính linh hoạt và tính thị trường của chính sách tiền tệ cần được phát huy để thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu then chốt này.

Trước hết, tăng tổng tín dụng vẫn đã, đang và sẽ là nhân tố then chốt thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát ở Việt Nam có quan hệ biện chứng với tốc độ tăng tín dụng tuy có một độ trễ nhất định. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng là hướng nguồn vốn tín dụng tới những khu vực kinh tế thật sự có hiệu quả trong trung và dài hạn, giảm đầu tư vào khu vực phi sản xuất, tránh chạy theo hiệu quả kinh tế ngắn hạn (chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ mạnh) có thể tạo ra bong bóng và gia tăng nợ xấu.

Thứ hai, chính sách lãi suất cũng cần được áp dụng linh hoạt và theo cơ chế

thị trường. Lãi suất cơ bản, tái chiết khấu và tái cấp vốn cần được điều chỉnh linh hoạt kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở để giải quyết đồng thời hai bài toán, bảo đảm nguồn vốn có giá cả hợp lý để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng nóng và kiểm sốt được lạm phát.

Thứ ba, về chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối. Tỷ giá là một nhân tố quan

trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn tới năm 2015, tỷ giá phải được điều hành một cách linh hoạt theo thị trường, nó phải gắn liền với mối quan hệ giữa lãi suất nội và ngoại tệ. Ðiều hành chính sách tỷ giá hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong việc đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mơ quan trọng: kiểm sốt nhập siêu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm cân đối CCTM, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể, kiểm sốt hiện tượng đơ la hóa nền kinh tế, giám sát hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu vàng, quản lý nợ nước ngoài,…

Thứ tư, tăng cường hoạt động giám sát các NHTM. Hệ thống NHTM nói

riêng và các định chế tài chính nói chung hoạt động hiệu quả, an tồn, vững mạnh thì nền kinh tế mới phát triển bền vững.

Cuối cùng, là hoạt động thống kê, dự báo kịp thời các biến động kinh tế vĩ

mơ nói chung và tiền tệ nói riêng nhằm giúp Chính phủ kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành chính sách kinh tế, tiền tệ phù hợp, hiệu quả.

3.1.2. Định hƣớng chính sách tỷ giá hối đối

Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những rủi ro từ hội nhập kinh tế quốc tế, cơng tác điều hành chính sách tỷ giá hối đối Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

Một là, điều hành chính sách tỷ giá phải đảm bảo tính linh hoạt và theo hướng thị trường giảm thi u tính hành chính, áp đặt

Hội nhập kinh tế quốc tế địi hỏi các chính sách kinh tế nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với mơi trường quốc tế thường xuyên thay đổi, giảm thiểu các cú sốc bất lợi bên ngoài tác động đến nền kinh tế nội địa, đồng thời hướng tới một tỷ giá thị trường, là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Việc tăng tính linh hoạt của tỷ giá sẽ giúp đối phó được với các cú sốc từ bên ngồi và có được sự kiểm sốt tốt hơn đối với các điều kiện tiền tệ trong nước.

Quan điểm chung trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đối là cần phải đẩy mạnh q trình tự do hóa tỷ giá hối đối, tiến tới tỷ giá hối đoái sẽ phải do thị trường quyết định. Thay vì sử dụng các cơng cụ, biện pháp hành chính như trong cơ chế tập trung, bao cấp, thì trong thời gian tới, Chính phủ phải chủ yếu sử dụng các cơng cụ, các cơ chế gián tiếp để điều tiết thị trường ngoại hối. Nhà nước cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết (dự trữ ngoại hối, pháp lý,…) và xác định rõ mục tiêu điều chỉnh tỷ giá hối đối để có những cơng cụ hoặc biện pháp điều tiết hữu hiệu, can thiệp đúng lúc.

Hai là, Chính sách tỷ giá Việt Nam điều chỉnh theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng đô la Mỹ

Hiện nay, NHNN Việt Nam thông báo tỷ giá VND/USD một ngày một lần, còn đối với hơn 20 loại ngoại tệ khác thì thơng báo 10 ngày một lần và được tính chéo qua USD. Điều này chứng tỏ đồng Việt Nam cịn phụ thuộc nhiều vào đồng Đơ la Mỹ.

Việc đồng Việt Nam neo vào đồng đơ la Mỹ có thuận lợi vì đồng USD là một trong những đồng tiền chủ yếu sử dụng trong thanh toán quốc tế. Điều này có tác dụng tích cực khi giá trị đồng đô la Mỹ ổn định trên thị trường tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đồng đô la Mỹ cũng ổn định. Do sự phụ thuộc như vậy, nên chỉ cần đồng USD lên giá so với các ngoại tệ khác thì đồng Việt Nam cũng lên giá theo, dẫn đến giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, góp phần làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt lớn.

NHNN nên xác định cơ cấu rổ ngoại tệ để xác định tỷ giá VND với các ngoại tệ khác khách quan hơn, tránh sự lệ thuộc vào USD, tiến tới xác định và công bố tỷ giá trung bình của VND với cả rổ ngoại tê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)