3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM ĐẾN
3.3.10. Các biện pháp khác
Biện pháp tâm lý: Một trong những hạn chế của thị trường ngoại hối Việt
Nam hiện nay là việc một bộ phận lớn người dân và doanh nghiệp do thiếu thông tin và hiểu biết về hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của NHNN nên đã hành động tự phát, tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do. Thực trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và dẫn tới những hạn chế của thị trường ngoại tệ Việt Nam. Do đó, NHNN cần tăng cường công tác tuyên truyền đề người dân và doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hiểu rõ phương hướng, mục tiêu và các biện pháp điều hành của NHNN, từ đó khuyến khích các thành viên tham gia thị trường có các hành vi lành mạnh, tích cực, gây dựng lịng tin vào chính sách cho người dân và thị trường, hạn chế tác động xấu do yếu tố tâm lý.
Đào tạo nguồn nhân lực: Để cơng tác điều hành chính sách tỷ giá được
hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước trong từng giai đoạn phát triển, một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHNN nói riêng. Các ngân hàng
cần chú trọng hàng đầu tới công tác đào tạo và phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ đi đôi với đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy. Đối với đội ngũ cán bộ, cần không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, tính chun nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
Đề đảm bảo nguồn nhân lực về dài hạn, cần xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể phát triển nguồn nhân lực và thị trường nhân lực cũng như thu hút và trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại Việt Nam.
Tham gia tích cực vào các hoạt động tài chính tiền tệ trong khu vực
Bên cạnh các nỗ lực trong nước, Việt Nam cần dựa vào sức mạnh của khối ASEAN để phát triển nền kinh tế và tạo vị thế riêng cho mình. Trong những năm vừa qua, các nước Ðông Nam Á cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đang đẩy nhanh tiến trình hịa nhập tài chánh - tiền tệ trong khu vực. Sự phối hợp chặt chẽ giữa lợi thế của khu vực với các chính sách trong nước sẽ góp phần gia tăng sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam trong một tương lai không xa.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ việc đúc kết, học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, đề tài đã gợi ý một số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam đến năm 2015. Một số giải pháp gắn liền với việc hoạch định chiến lược phát triển của Việt Nam và định hướng thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá của NHNN. Một số khác lại liên quan mật thiết đến hoạt động quản lý nền kinh tế vĩ mơ của Chính phủ nhằm khơi tăng nguồn ngoại hối quốc gia. Các giải pháp vừa tác động lẫn nhau, vừa tạo điều kiện cho nhau phát triển và thực hiện. Vì vậy, trong điều hành chính sách tỷ giá, các nhà quản lý vĩ mô cần quan tâm đến mối tương quan qua lại giữa các giải pháp nhằm phối hợp hài hịa và thiết lập
từng bước đi thích hợp trong điều hành chính sách tỷ giá. Ðược như vậy, hiệu quả chính sách tỷ giá của NHNN ngày càng cao góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách kinh tế và hội nhập của quốc gia.
KẾT LUẬN
Có thể nói, tỷ giá hối đối là một trong những cơng cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của quốc gia. Chính sách tỷ giá có quan hệ mật thiết với các chính sách kinh tế vĩ mô và là một trong những chính sách then chốt trong quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, nó có tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, tỷ giá cũng được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên lý hoạt động của tỷ giá để có cơ sở vững chắc nhằm định hướng chính sách và các đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái là vấn đề quan trọng hiện nay.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chính sách tỷ giá phải khơng ngừng được hoàn thiện nhằm phù hợp với những biến động của nền kinh tế trong và ngồi nước. Việc điều hành chính sách tỷ giá cần phải có sự thận trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ hình thành nên hệ thống đan xen và hỗ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp linh hoạt, đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp.
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã đánh giá khái quát quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay (năm 2011). Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại cố hữu trong hoạt động điều hành chính sách tỷ giá. Từ những kinh nghiệm quý báu của Trung Quốc trong cơng tác điều hành tỷ giá từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần hồn thiện chính sách tỷ giá ngày càng phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.
Có thể nhìn nhận rằng, việc nghiên cứu về tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá là vấn đề hết sức quan trọng, mang tính chiến lược trong mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm 2015. Tuy nhiên, đây là một vấn đề vĩ mơ, cần được nghiên cứu lâu dài mới có thể đưa ra những đánh giá sát thực hơn. Vì phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của q thầy cơ và các chun gia để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đề tài cũng đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho tác giả: Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá hối đối đến nền kinh tế Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và cơng trình nghiên cứu:
- Hạ Thị Thiều Dao, Phan Thị Tuyết Trinh (2010), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán”. Bài nghiên cứu, Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
- Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
- Nguyễn Quang Huy (2011), “Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp trong điều kiện hiện nay”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm Văn Hà (2010), “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”. Bài nghiên cứu NC-21.
- Nguyễn Thị Phương Bình (2005), “Chính sách tỷ giá & tác động của nó
đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế quốc dân.
- Nguyễn Thu Hường (2009), “Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp. HCM.
- Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở. Hà Nội: NXB thống kê.
- Nguyễn Văn Tiến (2009), “Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tồn cầu”. Bài nghiên cứu, Học Viện Ngân Hàng.
- Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính quốc tế. Hà Nội: NXB thống kê.
- Nhóm chun gia: Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chinh, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sỹ An, Nguyễn Đức Thành (2011), “Báo cáo tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp định thương mại tự do đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại giai đoạn 2011 – 2015”. Bài nghiên cứu, Ngân hàng Nhà nước.
- Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Phạm Hải Đăng, Vũ Quốc Huy (2011), “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Các nhân tố quyết định, mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu”. Báo cáo nghiên cứu RS – 01, Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.
- Phạm Hồng Phúc (2009), “Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. HCM.
- Phạm Thị Hoàng Anh (2010), “Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010”. Bài nghiên cứu, Học Viện Ngân hàng.
- Phạm Thị Hoàng Anh (2011), “Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2011”. Bài nghiên cứu, Học Viện Ngân hàng.
- Việt Anh (2012), “Thị trường ngoại hối Việt Nam 2011: Tỷ giá ổn định - Giá vàng tiếp tục diễn biến nóng”. Bài nghiên cứu, Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
Bài báo:
- Lê Quốc Hội (2011), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm 2011”. Tạp chí kinh tế và phát triển điện tử.
- Lê Xuân Nghĩa (2008), “Một số giải pháp về chính sách tỷ giá hối đối hỗ trợ phát triển kinh tế và donh nghiệp”. Tạp chí phát triển kinh tế số 212, tháng 6/2008.
- Trần Ngọc Thơ (2007), “Chính sách tỷ giá hậu WTO”. Tạp chí kinh tế phát triển.
Các website:
- Cafef (2011), “Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá”, http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-cua-trung-quoc-ve-dieu-hanh- chinh-sach-ty-gia-20110218034553103ca32.chn, truy cập ngày 18/02/2011.
- Tamnhin.net (2011), “Tăng trưởng GDP Việt Nam khá cao so với toàn cầu”, http://www.tamnhin.net/Diemnhin/17344/2011-Tang-truong-GDP-Viet-Nam- kha-cao-so-voi-toan-cau.html, truy cập ngày 03/12/2011.
Văn bản pháp luật:
- Các quyết định của NHNN số 01/07/QĐ–NHNN ngày 31/12/2006, số 3039/QĐ–NHNN, ngày 24/12/2007, số 504/QĐ–NHNN ngày 7/03/2008, số 1436/QĐ–NHNN ngày 26/06/2008, số 2635/QĐ–NHNN ngày 06/11/2008, số 672/QĐ–NHNN ngày 23/03/2009, số 2666/QĐ–NHNN ngày 25/11/2009 và thông tư số 703/2010/TT-NHNN ngày 10/02/2010 về việc “Điều chỉnh biên độ tỷ giá”.
- Nghị định số 53-HĐBT của hội đồng bộ trưởng ngày 26/03/1988 về “Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
- Nghị định số 161-HĐBT của hội đồng bộ trưởng ngày 18/10/1988 về việc “Ban hành điều lệ quản lý ngoại hối”.
- Nghị quyết số 11 ngày 24/02/2011 của Chính phủ về “Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”.
- Quyết định số 107–NHQĐ, ngày 16/08/1991 của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ”.
- Quyết định số 203/QĐ–NH9, ngày 20/09/1994 của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”.
- Quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN7 ngày 25/02/1999 về việc “Ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”.
- Thông tư 09, ngày 09/04/2011 của NHNN, Thông tư 14, ngày 02/06/2011 của NHNN, Quyết định 750 của NHNN về việc “Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ”.